Bắc Giang công bố phương hướng phát triển GD&ĐT đến 2020

Bắc Giang công bố phương hướng phát triển GD&ĐT đến 2020
Thủ tướng đã ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phương hướng phát triển đối với ngành GD&ĐT.

Theo đó, ưu tiên dành nguồn lực thích đáng để đầu tư phát triển giáo dục gắn với đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI).

Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, những tiến bộ khoa học - công nghệ; chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên; học đi đôi với hành, kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục; 

Chuyển mạnh từ chủ yếu chú trọng trang thiết bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất con người, tạo ra con người sẵn sàng đáp ứng với tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở bậc trung học phổ thông.

Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; coi trọng công tác quản lý chất lượng giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh tổ của các ngành, địa phương. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm vững vàng.

Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; ban hành chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp giáo dục; đồng thời, có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác và đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục gắn với tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; khuyến khích xã hội hóa đề đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao; thực hiện công bằng trong giáo dục; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng diện chính sách.

Đối với đào tạo: Phát triển nhanh về quy mô, đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề theo 3 cấp trình độ; dạy nghề cho lao động nông thôn để đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xuất khẩu lao động và xây dựng nông thôn mới.

Xã hội hóa công tác đào tạo, trong đó đặc biệt ưu đãi đào tạo lao động nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực hóa chất, điện tử, cơ khí, may, da giầy, điện và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH, HNQT của tỉnh và vùng Thủ đô.

Hoàn thành đầu tư xây dựng trường Cao đẳng công nghệ nghề Việt-Hàn và hướng tới xây dựng thành trường đạt tiêu chuẩn quốc tế; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hệ thống các cơ sở đào tạo nghề bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa. Có chính sách ưu tiên đào tạo các nghề cơ khí, điện tử, dệt may, da giầy, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc… đáp ứng yêu cầu của thị trường và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Đào tạo nâng cao kỹ năng sản xuất NN tiên tiến cho trang trại, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ về hệ thống, mô hình canh tác, kỹ năng trồng, bảo quản… vải thiều, hoa quả, kỹ thuật thú y, bảo vệ thực vật đối với gà đồi Yên Thế, lợn, bò, và thủy sản, rau xanh, hoa.

Kênh tuyển sinh (Theo Giaoducthoidai.vn)