TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - BÁO GIÁO DỤC

Tin liên quan:

>> Đồng luơng giáo viên trong cơn bão giá

>> Có dạy thêm giáo viên mới đủ sống

>> Giáo viên đâu phải ai cũng nhận phong bì để dạy

Nghề giáo ngày càng áp lực

Bàn về chế độ cho nhà giáo, hầu hết các đại biểu đều trăn trở về điều này. Thầy cô không đủ sống, không trợ giúp được gia đình với mức lương của mình nên phải tìm mọi cách để bươn chải dẫn đến những cái nhìn không hay từ xã hội.

Trong thời kỳ hội nhập, yêu cầu của xã hội với người giáo viên về năng lực, nhân cách và phẩm chất ngày càng cao. Người thầy phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày. Đó là ý kiến chia sẻ chung tại tọa đàm “Người thầy - nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục” do Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức ngày 8/11 nhân kỉ nhiệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của hơn 300 đại biểu. Tọa đàm tập trung bàn luận các vấn đề như chuẩn mực của người thầy trong xã hội hiện nay, chính sách để thu hút người tài theo nghề sư phạm, công tác chăm lo hỗ trợ đời sống của đội ngũ nhà giáo…

 

tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, kenh tuyen sinh, dan tri, doi song giao vien, giao vien day them, day them, cai thien doi song, luong giao vien

Chuẩn mực người thầy hiện đại

Nói về động lực chính thúc đẩy người thầy say mê với bục giảng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gói gọn trong dòng chữ: “Tin - yêu - tinh thần trách nhiệm”. Để có được điều này, điều cần thiết nhất là khi đến với nghề không thể mang theo sự toan tính, không thật tâm khám phá và muốn cống hiến cho công việc. Ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này, nhưng với nghề giáo càng đúng hơn.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố cá nhân, ông Phát cho rằng động lực thôi thúc người thầy cống hiến cho công việc còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp lãnh đạo; các chủ trương, chính sách về giáo dục. Khi trường không ra trường, lớp không ra lớp thì người thầy cũng khó hoàn thành chức trách.

Ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM chia sẻ dạy học là một hình thức lao động đặc biệt nên phẩm chất và nhân cách nhà giáo được quy định nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và tình yêu thương học trò.


“Đối với nhà giáo thâm niên hay người mới vào nghề, để tồn tại và phát triển được nghề nghiệp thì buộc họ luôn phải có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp tình yêu thương, trách nhiệm trong giáo dục với thế hệ trẻ”, ông Sơn bộc bạch.

Các đại biểu nhấn mạnh, bất kể thời kỳ nào xã hội cũng đòi hỏi năng lực, nhân cách và phẩm chất của người thầy trong cuộc sống và nghề nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập, áp lực này càng cao và xã hội yêu cầu thêm người thầy về phẩm chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày.

PGS.TS Trần Chí Đáo - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay đội ngũ nhà giáo là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng giáo dục. Sau giải phóng 1975, do thiếu đội ngũ GV phổ thông nên chúng ta đào tạo gấp rút cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Muốn làm cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện”, theo ông Đáo phải lấy mục tiêu người thầy là hàng đầu. Từ thầy kém sẽ có một lớp học trò kém kế tiếp. Muốn có thầy giỏi thì phải có nhiều chủ trương, chính sách, chế độ nhưng cần nhất là quan điểm giáo dục đúng đắn hay còn gọi là tư duy giáo dục đúng đắn.

Còn hiện nay, ông đánh giá chúng ta đang thiếu dân chủ trong giáo dục, thiếu dân chủ với người dạy và cả người học. Thế nên họ chưa được phát huy được hết sự sáng tạo, khả năng của mình mà vẫn bị gò bó, ép buộc với các tiêu chí thi đua, thành tích.

Trăn trở chế độ cho nhà giáo

Trong nội dung chia sẻ, hầu hết các đại biểu tại buổi tạo đàm đều trăn trở về chế độ đối với nhà giáo hiện nay quá thấp. Thầy cô không đủ sống, không trợ giúp được gia đình với mức lương của mình nên phải tìm mọi cách để bươn chải dẫn đến những cái nhìn không hay từ xã hội.

Sau khi đưa ra những con số so sánh về mức lương của giáo viên (GV) mầm non thấp hơn hoặc chỉ bằng nhân viên lái xe hay đánh máy tính, rồi giảng viên cũng có mức lương bèo bọt, TS Hồ Thiệu Hùng - nguyên Phó trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy TPHCM đặt câu hỏi: “Với đồng lương nhận được đủ nuôi gia đình nhà giáo sống tại đô thị trong bao lâu? Một tuần hay nửa tháng?”.

“Khi họ muốn sống bằng công việc chuyên môn của mình thì bị xem là hành vi tiêu cực, bị làm khó đủ đường. Nên có những GV phải tính đến việc một buổi đi dạy, một buổi đi chợ bán hành tỏi; buổi tối xin đi phục vụ ở nhà hàng hoặc chạy xe ôm… “, ông Hùng nói thêm.

Ông Hùng đưa ra một so sách ví von: “Nhà giáo là thủy thủ làm nhiệm vụ trên con tàu giáo dục. Lòng tự hào, vị thế của thủy thủ sẽ được nâng lên nếu được phục vụ không phải trên một con tàu cũ, thiết bị lạc hậu, chạy chậm mà lại đang chạy lạc lối. Hãy để rồi đây mọi người không còn phải chê bai “chuột chạy cùng sào cũng… không vào sư phạm”.

Cho rằng bài toán nan giải nhất để GV tận tâm với bục giảng hiện nay là mức lương, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát đồng tình với việc để nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xếp bậc lương cao nhất trong hệ thống bảng lương viên chức, công chức nhà nước. Điều đó không chỉ đảm bảo mức sống để người thầy cống hiến cho nghề mà quan trọng nhất là thể hiện sự tôn vinh của xã hội đối với lĩnh vực được coi là quốc sách hàng đầu của đất nước.

“Chúng ta phải chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ công viên chức giáo dục như là nhiệm vụ chính trị. Không thể phó mặc cho nhà giáo tự bươn chải vật lộn với đồng lương không đủ sống vì làm như vậy là họ đang bị tổn thương”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.


Chia sẻ bên lề buổi tọa đàm, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho hay trong thời gian qua, TPHCM đã từng bước thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp theo từng đối tượng GV. Đối với GV, các bộ quản lý giáo dục ở các phường xã khó khăn được trợ cấp 700.000 đồng/tháng, riêng huyện Cần Giờ là 750.000 đồng/tháng; thực hiện giải quyết tiền vượt giờ cho GV mầm non 200 tiết/năm; trợ cấp 300.000 đồng đối với công chức, viên chức có hệ số lương từ 3,0 đổ xuống. Ngoài ra, trợ cấp giảng dạy đối với GV dạy hòa nhập, dạy giáo dục công dân, pháp luật…

Ông Sơn đánh giá, thu nhập GV ở TPHCM không thấp nhưng họ chịu áp lực giá cả đắt đỏ ở thành phố. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu chính sách nhằm cải thiện đời sống GV như hỗ trợ nhà công vụ, hỗ trợ GV mua nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp và kiến nghị Trung ương có chính sách trợ cấp “đắt đỏ” cho GV công tác tại các thành phố lớn.

 

Xem thêm: Cần chú ý đến đời sống của giáo viên hơn nữa

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Dantri