Sự kiện: Giáo dục / giáo dục quốc tế / đại học quốc tế / trường quốc tế

Giống như nhiều quốc gia châu Á, lọt qua cánh cửa đại học gần như là “tấm thẻ bài” duy nhất bước lên những nấc thang sự nghiệp của giới trẻ Ấn Độ. Và “tấm thẻ bài” này được quyết định bởi chỉ một kì thi duy nhất – tuyển sinh đại học.

Trung tuyển Đại học Delhi, một trong những trường danh tiếng nhất Ấn Độ, được coi là cực kì khó khăn và thậm chí mức độ khó không kém để vào được những trường đại học hàng đầu của Mỹ như trong nhóm “Ivy League”.

Ấn Độ có 1,2 tỉ dân và có hàng triệu học sinh đến ngưỡng tuổi học đại học mỗi năm, tuy nhiên khả năng tuyển sinh của bậc đào tạo đại học quá hạn chế tới mức tạo ra cạnh tranh còn khốc liệt hơn cả tại Trung Quốc. Ví dụ như Đại học Delhi, một “tổ hợp” gồm 80 trường con khác nhau tại thủ đô của Ấn Độ - tương đương với ĐH OxforeCambridge tại Anh hay các trường Ivy League tại Mỹ. Đại học Delhi có khoảng 50.000 chỉ tiêu mỗi năm, nghe có vẻ nhiều nhưng chỉ là muối bỏ bể so với lượng thí sinh khổng lồ. Chẳng hạn, Trường Thương mại Shri Ram thuộc ĐH Delhi chỉ có 400 chỉ tiêu nhưng có tới 28.000 thí sinh đăng kí dự thi mỗi năm. Nghĩa là chưa tới 2% thí sinh trung tuyển, một tỉ lệ cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều so với cả ĐH Harvard danh tiếng.

Ấn Độ xem xét luật hoá môi trường giáo dục đại học quốc tế - Ảnh 1

Phụ huynh giúp con điền đơn thi tuyển vào Trường Thương mại Shri Ram, ĐH Delhi

Tuyển sinh đại học tại Ấn Độ: Không thể phỏng vấn hết thí sinh

Số người dự tuyển lớn tới mức mà hầu hết các trường tuyển sinh dựa vào kết quả trong một kì thi. Không thể phỏng vấn hết được thí sinh với hàng chục nghìn người và cũng khó mà phân loại bằng phỏng vấn vì thế mà phần lớn việc xét tuyển phải dựa vào điểm số - phó hiệu trưởng ĐH Delhi cho biết. Thí sinh phàn nàn rằng việc tuyển sinh dựa vào kết quả một kì thi như vậy giống như canh bạc sự nghiệp chỉ đặt vào một mũi tên.

Saumya Swaroop là một trong ngày càng nhiều học sinh “chạy trốn” khỏi hệ thống đào tạo đại học Ấn Độ. Cô không nộp đơn thi vào những trường ĐH hàng đầu Ấn Độ mà tìm học bổng tại các trường ĐH Mỹ, kết quả là có được một học bổng ở trường Princeton. Theo Swaroop thì các trường hàng đầu của Mỹ có thể để tuột mất những sinh viên tài năng.

Hiện nhiều trường trung học phổ thông tư đang thu hút những học sinh tài năng nhất và một lượng lớn trong số này du học nước ngoài. Như trường Delhi Public School có khoảng 1.000 học sinh tốt nghiệp năm ngoái và hơn 400 trong số đó đủ điều kiện du học nước ngoài, bao gồm nhiều trường danh tiếng tại Mỹ. Điều tréo nghoe là nhiều học sinh trong số đó đã trượt kì thi vào ĐH Delhi và nó là dấu hỏi lên hệ thống tuyển sinh của các trường ĐH Ấn Độ.

Ấn Độ xem xét luật hoá môi trường giáo dục Quốc tế

Hơn 120 triệu học sinh Ấn Độ sẽ đến tuổi học đại học trong vài năm tới và Chính phủ Ấn Độ cần tìm ra giải pháp thỏa đáng tuyển sinh đại học nếu không muốn để lãng phí tài năng. Hầu hết các trường đang cố thoát ra khỏi hệ thống một kì thi duy nhất bằng việc cấp chỉ tiêu cho nhóm học sinh nghèo, bên cạnh đó là linh hoạt hình thức tuyển sinh sinh viên tài năng và sinh viên ở lĩnh vực nghệ thuật.

Theo lãnh đạo trường Delhi thì sẽ có nhiều chỉ tiêu hơn cho các trường “ít nổi tiếng” hơn trong “tập đoàn” ĐH Delhi trong khi vẫn có chất lượng cao. Tuy nhiên vấn đề là phụ huynh Ấn Độ, giống nhiều nhiều phụ huynh Mỹ, ám ảnh bởi thương hiệu những trường ĐH danh tiếng. Phụ huynh thường ép con vào những lựa chọn quá hẹp.

Một giải pháp mà các chuyên gia khuyến cáo là Ấn Độ cần cho phép các trường ĐH nước ngoài mở trường nhánh tại Ấn Độ. Quốc hội Ấn Độ đang xem xét để luật hóa và có thể sớm trở thành hiện thực.

Theo báo giáo dục Thời đại