Với sức ảnh hưởng của làn sóng “Hallyu”, nhiều bạn trẻ chọn học các ngành liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc. Tuy nhiên, các tên gọi ngành đào tạo về Hàn Quốc ở mỗi trường lại khác nhau khiến không ít bạn trẻ bối rối.

Dưới đây là một số tổng hợp các ngành hiện có trong chương trình giảng dạy về tiếng Hàn tại các trường Đại học lớn ở Việt Nam, giúp thí sinh có cái nhìn tổng quát hơn.

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc

Chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc đi theo hướng cung cấp các kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, cách nói, phát âm, vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp để ứng dụng thuần thục trong giao tiếp và công việc, tiến tới nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ Hàn Quốc. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ, sinh viên sẽ được học  kiến thức về văn hóa con người Hàn Quốc.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nhận văn bằng cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và có cơ hội ứng tuyển những công việc với mức thu nhập hấp dẫn như: giảng dạy tiếng Hàn, nhân viên biên-phiên dịch, cán bộ cơ quan nhà nước hoặc nhân viên tư vấn du học, hướng dẫn viên du lịch,… 

trường đại học văn lang

Sự phát triển mạnh mẽ của Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam ở ba lĩnh vực: giải trí, kinh tế, giáo dục đem lại nhiều cơ hội việc làm đa dạng với mức thu nhập hấp dẫn cho các bạn trẻ

Trên cả nước, có 14 trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc bậc đại học chính quy. Trong số đó, Đại học Văn Lang là trường tư thục mới nhất công bố tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc trong năm 2021. Với định hướng “đào tạo thông qua trải nghiệm”, Đại học Văn Lang cho biết sẽ đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc theo 2 định hướng chuyên sâu: Biên phiên dịch và Giảng dạy tiếng Hàn.  

Cũng theo đề án mở ngành của trường Đại học Văn Lang, chương trình giảng dạy dành cho sinh viên sử dụng giáo trình do các đại học nổi tiếng Hàn Quốc (Đại học Yonsei, Đại học Sungkyungkwan) và nhóm các tác giả hợp tác Việt – Hàn biên soạn. Ngoài đội ngũ giảng viên có thâm niên và uy tín như Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền (Trưởng ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc), Tiến sĩ Phan Thị Hồng Hà, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường, còn có sự tham gia của các giảng viên thỉnh giảng Hàn Quốc như Thạc sĩ Park Tai Huyn, Tiến sĩ Sin A Yeong,…

Ngành Hàn Quốc học/ chuyên ngành Hàn Quốc học (ngành Đông phương học)

Ở một số trường đại học, Hàn Quốc học đã được tách ra thành một ngành độc lập, nhưng ở một số trường khác, Hàn Quốc học là một chuyên ngành thuộc ngành Đông phương học. 

Các trường đào tạo ngành/ chuyên ngành Hàn Quốc học tập trung vào lĩnh vực ”đất nước học”, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sử dụng, nghiên cứu tiếng Hàn và hiểu biết “bề rộng” về kinh tế văn hóa Hàn Quốc, kiến thức toàn diện về các nền văn hóa phương Đông, từ đó người học có thể làm việc trong nhiều môi trường văn hóa khác nhau. 

Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và ngành Hàn Quốc học đều có sự nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, nhưng định hướng của mỗi ngành có sự khác biệt: Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào đào tạo năng lực sử dụng và nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Hàn theo định hướng nghề nghiệp xác định (biên phiên dịch hoặc giảng dạy), trong khi đó, ngành/ chuyên ngành Hàn Quốc học tập trung vào định hướng đào tạo nguồn nhân lực am hiểu văn hóa đất nước, sử dụng công cụ ngôn ngữ vào các lĩnh vực nghề nghiệp đa dạng của các tổ chức có sử dụng ngôn ngữ Hàn Quốc.

trường đại học văn lang

Sinh viên ngành Đông phương học (chuyên ngành Hàn Quốc học)

Trên cả nước, có 13 trường đại học đào tạo ngành/ chuyên ngành Hàn Quốc học. Ở khối công lập, địa chỉ đào tạo lâu đời và uy tín nhất là Trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM. Trong khối tư thục, các trường như Đại học Văn Lang, Đại học Ngoại ngữ - Tin học HCM là những địa chỉ đào tạo nổi bật.

trường đại học văn lang

Cùng với chương trình học tiếng và văn hóa, sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học (ngành Đông phương học) Đại học Văn Lang có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế và du học xứ sở Kim Chi

Ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc

Trong khi ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và Hàn Quốc học được đào tạo khá phổ biến thì ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc chỉ đào tạo ở một số ít trường, và cũng không phải là lựa chọn của số đông sinh viên. Trong số 31 đại học có chương trình đào tạo và giảng dạy tiếng Hàn trên cả nước, chỉ có 4 trường mở ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, gồm Đại học Ngoại ngữ (ĐHQGHN), Đại học Ngoại ngữ Huế, Đại học Hạ Long, Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc trang bị cho người học hai mảng kiến thức về cả ngôn ngữ Hàn và văn hóa Hàn theo định hướng nghiên cứu chuyên sâu.

Trong tương lai, ảnh hưởng của Hàn Quốc đối với Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa, khi Hàn Quốc đang giữ vị trí thứ nhất trong các cường quốc đầu tư vào thị trường thương mại Việt Nam, với hơn 9.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong quý 1/2021 (theo tổng kết của Bộ Công Thương). Trong lĩnh vực giáo dục, tháng 2/2021, Bộ GD&ĐT công bố tiếng Hàn là ngoại ngữ số 1 đưa vào chương trình giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12, đồng thời đưa vào danh mục môn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.