Ngày 13/8, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội công bố điểm trúng tuyển ngành Y đa khoa và Dược học trong năm đầu tuyển sinh là 18. Một lần nữa, chất lượng đào tạo ngành học quan trọng này lại được đặt ra khi điểm trúng tuyển quá thấp.

Điểm chuẩn Y đa khoa chênh nhau... 9 điểm

Mức điểm chuẩn đại học 2016 của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được đánh giá khá thấp so với các trường đào tạo y dược trong cả nước. Thậm chí, nó thấp hơn cả mức nhận điểm xét hồ sơ mà nhà trường đã thông báo trước đó: Thí sinh nộp hồ sơ phải đạt trên 20 điểm.

Nếu so với điểm trúng tuyển Y đa khoa của ĐH Y Hà Nội, điểm đầu vào của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội kém… 9 điểm. Năm nay, điểm trúng tuyển ngành này của ĐH Y Hà Nội là 27. Ngoài ra, thí sinh cần đảm bảo tiêu chí phụ là điểm môn Toán đạt 8,75 trở lên.

Trong khi đó, ĐH Y dược (ĐH Thái Nguyên) lấy điểm chuẩn các ngành từ 22 đến 24,75, áp dụng tiêu chí phụ trong tính điểm môn Toán.

Ngành Y Đa khoa của Đại học Y khoa Vinh có điểm chuẩn cao nhất 23,5. Các khoa còn lại như Y học Dự phòng, điểm chuẩn là 21, Y tế Công cộng: 15 điểm, Cử nhân Điều dưỡng: 19 điểm.

Ngoài ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, một số trường đại học dân lập khác cũng có điểm đầu vào ngành Dược học khá thấp: ĐH Lạc Hồng lấy 19 điểm; ĐH Đại Nam 15 điểm.

Có thể hạ điểm chuẩn để tuyển đủ chỉ tiêu

Chiều 15/8, trước câu hỏi điểm đầu vào 18 cho ngành Y đa khoa liệu có ảnh hưởng chất lượng đào tạo của trường, ông Vũ Văn Hóa - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói: “Thực ra, nhà trường đã hạ điểm từ 20 xuống 18 vì ngưỡng điểm xét đầu vào của ĐH Y Hà Nội thông báo từ 18. Vậy, một trường mới đào tạo không thể có điểm đầu vào thấp hơn một trường có bề dày lịch sử?”.

Tuy nhiên, ông Hóa cũng thừa nhận, mặc dù hạ thấp điểm nhưng số lượng thí sinh nộp hồ sơ rất ít. Hiện tại, trường mới nhận được 30 chỉ tiêu cho ngành Dược học và 100 chỉ tiêu Bác sĩ Đa khoa (tổng chỉ tiêu của cả hai ngành này là 400).

Thậm chí, những thí sinh trúng tuyển cũng chưa chắc nhập học bởi năm nay các em được đăng ký hai trường, mỗi trường hai nguyện vọng.

“Việc thí sinh chọn các trường Y Hà Nội, Y Thái Nguyên, Y Thái Bình là điều đương nhiên, vì những trường này đều có bề dày lịch sử về đào tạo. Chúng tôi hy vọng những thí sinh không đủ điều kiện vào những trường trên sẽ nộp hồ sơ bổ sung vào ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Có thể trường sẽ xin bổ sung trong các nguyện vọng tiếp theo và hạ tiếp điểm chuẩn”, ông Hóa thông tin.

Trước đó, năm 2015, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trong số trường khó tuyển sinh. Ở đợt xét tuyển thứ hai, trường còn chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất cả nước với hơn 4.200 cho hệ đại học và 450 hệ cao đẳng.

18 điểm trúng tuyển ngành Y đa khoa và nỗi lo đào tạo bác sĩ

Thông báo số 28 ngày 14/8 thay cho thông báo số 27 trước đó của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không còn ngành Y đa khoa, Dược học.

Ngày 13/8, ĐH Kinh doanh và Công nghệ công bố điểm trúng tuyển là 15 cho khối ngành Kinh tế, Công nghệ. Các ngành Kiến trúc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất là 15 điểm (điểm môn năng khiếu nhân hệ số 2).

Với hai ngành mới là Y đa khoa và Dược học, trường lấy điểm chuẩn là 18 (bao gồm cả đối tượng ưu tiên khu vực và đối tượng).

Đầu vào 18 điểm, đầu ra tốt chỉ có thể là... kỳ tích

Chia sẻ về chuyên môn, nhiều người cho rằng, việc đào tạo ngành Y một cách dễ dãi sẽ để lại hậu quả lâu dài.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP HCM nhận định, số điểm 18 là thấp so với điều kiện để đào tạo một cán bộ y tế tốt. Những học sinh đạt số điểm này chưa thể phù hợp để đào tạo.

Theo ông Dũng, số điểm tối thiểu để đào tạo ngành Y đa khoa phải là 23 trở lên. Theo kinh nghiệm của vị Phó hiệu trưởng, những sinh viên này mới có tố chất và kỷ luật học tập tốt.

"Các nghiên cứu cho thấy, sinh viên ngành Y Dược đòi hỏi có thành tích học tập tốt, với khối lượng và cường độ công việc khá cao, luôn phải cập nhật sự tiến bộ trong khoa học. Ít ra các em phải có thái độ và kết quả học tập tốt trong suốt thời gian học phổ thông. Nếu lấy điểm đầu vào quá thấp, sinh viên nhiều khả năng không đạt được năng lực cần thiết của bác sĩ và dược sĩ", ông Dũng nói.

Phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP HCM cho rằng, một học sinh đạt 18 điểm thi THPT quốc gia, sau này ra trường trở thành bác sĩ tốt chỉ có thể là kỳ tích trong đào tạo.

“Tuy nhiên, để có được kỳ tích đó, bản thân tôi hơi e dè, vì đây là điều rất khó”, PGS.TS Dũng chia sẻ.

Trước đó, TS Nguyễn Trọng Tài – Hiệu trưởng ĐH Y Khoa Vinh chia sẻ: "Việc mở trường chưa được chuẩn bị kỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Trong khi đó, khâu hậu kiểm chưa có. Nếu tuyển vào 10 sinh viên thì đầu ra cũng phải 9 hoặc 10 người”.

TS Sái Công Hồng (ĐH quốc gia Hà Nội) nêu quan điểm, điều kiện mở ngành Y phải có đặc thù riêng, dựa trên 3 yếu tố: Chất lượng sinh viên đầu vào, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Trong đó, nguồn tuyển cũng là yếu tố quan trọng. Điểm đầu vào của trường thấp là câu hỏi lớn: Liệu có đảm bảo đầu ra?

Trong khi đó, ông Vũ Văn Hóa cho rằng: ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hướng đến đào tạo những sinh viên sẵn sàng làm việc nơi vùng nông thôn, vùng núi. Như vậy, điểm đầu vào sẽ không thể bằng những sinh viên định hướng công việc ở các thành phố lớn được. Điểm chuẩn 18 là phù hợp điều kiện kinh tế hiện nay".

Ngày 13/8, ĐH Kinh doanh và Công nghệ công bố điểm trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh 2016 là 15 cho khối ngành Kinh tế, Công nghệ. Các ngành Kiến trúc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất là 15 điểm (điểm môn năng khiếu nhân hệ số 2).

Với hai ngành mới là Y đa khoa và Dược học, trường lấy điểm chuẩn là 18 (bao gồm cả đối tượng ưu tiên khu vực và đối tượng).

Đầu vào 18 điểm, đầu ra tốt chỉ có thể là... kỳ tích

Chia sẻ về chuyên môn, nhiều người cho rằng, việc đào tạo ngành Y một cách dễ dãi sẽ để lại hậu quả lâu dài.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP HCM nhận định, số điểm 18 là thấp so với điều kiện để đào tạo một cán bộ y tế tốt. Những học sinh đạt số điểm này chưa thể phù hợp để đào tạo.

Theo ông Dũng, số điểm tối thiểu để đào tạo ngành Y đa khoa phải là 23 trở lên. Theo kinh nghiệm của vị Phó hiệu trưởng, những sinh viên này mới có tố chất và kỷ luật học tập tốt.

"Các nghiên cứu cho thấy, sinh viên ngành Y Dược đòi hỏi có thành tích học tập tốt, với khối lượng và cường độ công việc khá cao, luôn phải cập nhật sự tiến bộ trong khoa học. Ít ra các em phải có thái độ và kết quả học tập tốt trong suốt thời gian học phổ thông. Nếu lấy điểm đầu vào quá thấp, sinh viên nhiều khả năng không đạt được năng lực cần thiết của bác sĩ và dược sĩ", ông Dũng nói.

Phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP HCM cho rằng, một học sinh đạt 18 điểm, sau này ra trường trở thành bác sĩ tốt chỉ có thể là kỳ tích trong đào tạo.

“Tuy nhiên, để có được kỳ tích đó, bản thân tôi hơi e dè, vì đây là điều rất khó”, PGS.TS Dũng chia sẻ.

Trước đó, TS Nguyễn Trọng Tài – Hiệu trưởng ĐH Y Khoa Vinh chia sẻ: "Việc mở trường chưa được chuẩn bị kỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Trong khi đó, khâu hậu kiểm chưa có. Nếu tuyển vào 10 sinh viên thì đầu ra cũng phải 9 hoặc 10 người”.

TS Sái Công Hồng (ĐH quốc gia Hà Nội) nêu quan điểm, điều kiện mở ngành Y phải có đặc thù riêng, dựa trên 3 yếu tố: Chất lượng sinh viên đầu vào, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Trong đó, nguồn tuyển cũng là yếu tố quan trọng. Điểm đầu vào của trường thấp là câu hỏi lớn: Liệu có đảm bảo đầu ra?

Trong khi đó, ông Vũ Văn Hóa cho rằng: ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội hướng đến đào tạo những sinh viên sẵn sàng làm việc nơi vùng nông thôn, vùng núi. Như vậy, điểm đầu vào sẽ không thể bằng những sinh viên định hướng công việc ở các thành phố lớn được. Điểm chuẩn 18 là phù hợp điều kiện kinh tế hiện nay".

 


Theo Zing