TIẾNG ANH - HỌC TIẾNG ANH - TRUNG TÂM TIẾNG ANH

Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ toàn cầu với số lượng người dùng lên tới hơn 1,6 tỷ người. Ngoài những nước coi tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ thì số lượng những nước nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai hoặc sử dụng nhiều trong đời sống, kinh tế và chính trị... ngày càng tăng. Từ đó, hiện tượng pha trộn giữa tiếng Anh và tiếng bản ngữ, đặc biệt trong ngôn ngữ nói, đã để lại những cái gọi là: Tiếng Anh ở Xin-gapo (Singlish), Anh - Ma-lai-xi-a (Manglish), Anh - Nga (Runglish), Anh - Trung (Chinglish), Anh - Ấn (Hinglish), Anh - Tây Ban Nha (Spanglish)...

 

tieng anh, hoc tieng anh, hoc tieng anh online, hoc tieng anh hieu qua, cach hoc tieng anh, ngu phap tieng anh, anh ngu, phuong phap hoc tieng anh, giao vien tieng anh, giao vien ban ngu, tai lieu hoc tieng anh, tai lieu tieng anh, luyen thi tieng anh, luyen thi ngoai ngu

Tiếng anh ở Ấn độ

Gần đây, theo một báo cáo trên tờ Daily Telegraph của Anh, các quan chức Anh tin rằng sử dụng Hinglish (sự kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Hindi) sẽ thúc đẩy tốt hơn sự hiểu biết giữa các doanh nhân Ấn Độ không nói thạo tiếng Anh và các doanh nhân phương Tây. Những nhà ngoại giao Anh làm việc ở Ấn Độ cũng cần học làm thế nào để nói được Hinglish. Người phát ngôn của Cao ủy Anh cho biết: “Văn phòng Nước ngoài coi khả năng tiến hành việc kinh doanh bằng ngôn ngữ nước ngoài ngày càng có vai trò chủ chốt. Ở Ấn Độ, chúng tôi muốn xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn và việc có các nhà ngoại giao có thể nói tiếng Hindi và những ngôn ngữ địa phương khác trở nên ngày càng quan trọng”.

Với 350 triệu người nói tiếng Anh, Ấn Độ là nước có lượng dân nói tiếng Anh lớn nhất trên trái đất. Hinglish đã có mặt trong các quảng cáo, các show truyền hình và các bộ phim Bollywood, cũng như ở hành lang các cuộc họp bàn về vấn đề kinh tế hay chính trị ở Ấn Độ. Các báo tiếng Anh ở Ấn Độ cũng đưa vào một số những từ vay mượn từ tiếng Hindi. Bản thân Hinglish cũng trở nên phổ biến ở cả Anh - nơi có cộng đồng Nam Á lớn. Sáu năm trước, một nữ giáo viên Ấn Độ ở Derby, Anh tên là Baljinder Mahal xuất bản một cuốn từ điển có tên là Tiếng Hinglish của Nữ hoàng tập hợp những từ và cụm từ Hinglish được sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Tiếng anh ở Singapore

Ở Singapore, Singlish được coi như ngôn ngữ mẹ đẻ của giới trẻ và lớp người lớn tuổi coi như ngôn ngữ thứ hai. Từ vựng của Singlish bao gồm tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Mã Lai, ngoài ra còn bao gồm ngôn ngữ của một số nước châu Âu khác cũng như những nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc và tiếng lóng từ Mỹ và Ô-xtrây-li-a du nhập qua phim truyền hình. Mặc dù chính quyền không ủng hộ việc sử dụng Singlish, bởi muốn dùng một thứ tiếng Anh chuẩn mực hơn, tạo thuận lợi trong giao tiếp quốc tế, tuy nhiên thanh niên Xin-ga-po coi sử dụng Singlish mới bộc lộ được tình cảm, suy nghĩ của mình - điều mà tiếng Anh không làm được.

Dù là pha trộn với tiếng nước nào, thì tiếng Anh cũng bị biến đổi khá nhiều về ngữ điệu, sắc thái, ngữ pháp và pha trộn vô số từ ngữ bản địa. Thậm chí trong nhiều trường hợp so với tiếng Anh chuẩn thì bị coi là “sai bét” và khiến người nước ngoài không sao hiểu nổi. Tuy nhiên, điều chính yếu là cộng đồng địa phương vẫn hiểu nhau, thậm chí thấy thoải mái khi sử dụng thứ tiếng Anh “tiện lợi” như vậy. Còn đối với thanh niên bản địa, đó lại là một tuyên bố phong cách mang tính thời thượng.

Những ý kiến tích cực cho rằng trong một thế giới phẳng, tác động qua lại về ngôn ngữ như vậy là đương nhiên, và điều đó cũng phần nào thể hiện bản sắc văn hóa bản địa. Việc tiếng Anh mang sắc thái địa phương cũng làm phong phú thêm tiếng Anh. Theo số liệu của Tổ chức giám sát ngôn ngữ toàn cầu năm 2009, tiếng Anh đã đạt mốc một triệu từ vựng và trung bình mỗi ngày có thêm 15 từ mới, trong đó có khá nhiều từ lai tạp từ ngôn ngữ khác. Cách đây vài năm, những từ như “Ja Ho”(biểu lộ sự vui mừng chiến thắng) và “slumdog” (đứa trẻ sống trong khu ổ chuột), xuất phát từ tiếng Hindi, nổi tiếng nhờ phim Slumdog Millionaire (Triệu phú ổ chuột) đã được đưa vào từ vựng tiếng Anh.

Mặt khác, những người chỉ trích lại cho sự pha tạp đó một mối đe dọa đối với ngôn ngữ và văn hóa bản địa, làm méo mó, sai lệch tiếng Anh, thậm chí coi nó là một “đứa con quái thai” trong sự kết hợp hai ngôn ngữ.

Cách đây vài năm, “phát ngượng” vì những tấm biển nơi công cộng bằng thứ tiếng Anh kỳ dị chọc cười du khách, chính quyền thành phố Thượng Hải mở hẳn một chiến dịch chỉnh sửa các tấm biển phục vụ cho World Expo 2010 với sự giúp sức của hàng trăm sinh viên. Một quan chức cho hay, đến nay tình hình này đã được cải thiện tới 85%. Chính quyền Thượng Hải vẫn kịch liệt phản đối việc sử dụng Chinglish vô tội vạ và coi đó là một vết nhơ đối với danh tiếng của thành phố này. Tuy vậy, trong đời sống hằng ngày Chinglish lại cuốn hút một lượng fan đông đảo, nhất là giới trẻ.

Vì vậy, kết hợp, vay mượn ngôn ngữ tới đâu để giữ gìn được vẻ đẹp, đồng thời làm phong phú thêm ngôn ngữ của mỗi nước vẫn là vấn đề đau đầu của chính quyền cũng như các nhà ngôn ngữ.

Các tin tức được quan tâm:

Tiếng Anh - học tiếng anh - trung tâm anh ngữ

Tiếng anh du học - Tiếng anh thiếu nhi - tiếng anh cho người đi làm

Kênh Tuyển Sinh

Theo: Nhandan