Tóm tắt nội dung
Có rất nhiều khó khăn trong việc hiểu được ý nghĩa thực sự ẩn sâu trong lời nói của cấp trên. Phần lớn vấn đề nằm ở chỗ nội dung bên ngoài của lời nói được truyền đạt, nhưng sâu bên trong đó lại tồn tại suy nghĩ thực sự của cấp trên, đó cũng chính là những điều khiến hầu hết các bạn nhân viên lo lắng. Nhưng dù cho chúng ta có thấy khó chịu với những người sếp không nói rõ xem mình muốn cấp dưới làm gì thì thực trạng đó vẫn sẽ không thay đổi. Do vậy, làm những việc trong khả năng của mình chính là biện pháp tốt nhất.
Một số trích dẫn hay trong cuốn “Những điều sếp nói và không nói với bạn”
1. “Các cấp trên thường hay nói rằng “Rất vui vì những ý tưởng mới mẻ” nhưng nếu đưa ra một đề xuất quá điên rồ, các bạn rất có thể sẽ nhận lấy những lời nói bảo thủ, hoàn toàn ngược lại như “Chuyện này không thể nào thực hiện được.”
Câu nói trên thường dành cho các đối tượng là những cấp dưới có khả năng sáng tạo và đưa ra ý kiến.
Việc bạn thật sự được khen đương nhiên là có, nhưng nó rất hiếm khi xảy ra và thực chất, mặt trái của câu nói “Đó là một ý tưởng mới lạ” chính là sự châm biếm “Không có tính khả thi.”
2. Từ khi xuất hiện quan niệm “Cân bằng công việc - cuộc sống” ngày càng có nhiều quy định được ban hành như quy định làm thêm ngoài giờ, hay nghỉ phép hưởng lương theo chế độ. Tuy nhiên chúng ta vẫn thường nghe nhiều lời than phiền từ cấp dưới rằng “Công việc được giao làm nhiều không xuể, nhiều khi được bảo về đi hay nghỉ đi cũng không dám nghỉ. Mà nếu lỡ nghỉ rồi có chuyện gì xảy ra thì đó lại là lỗi của mình.”
Đối với cấp trên, thật tâm, chuyện “Cân bằng công việc-cuộc sống” không quan trọng bằng công việc trước mắt hay thành tích của bộ phận.Điều các cấp trên thật sự muốn chính là dù bạn có phải tăng ca hay đi làm vào ngày nghỉ, thì bằng cách nào đó bạn nhất định phải nắm rõ toàn bộ công việc.
3. Đối với một cấp dưới, khi được giao việc thì đó là một điều đáng mừng. Và nếu cấp trên có kèm theo câu “Nhờ cả vào anh/chị nhé” thì chắc bạn sẽ không hề có cảm giác gì là không tốt đúng không?
Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý để không hiểu nhầm ý của câu “Nhờ cả vào anh/chị nhé.”
Câu “Nhờ cả vào anh/chị nhé” và câu “Anh/chị muốn làm theo ý thích sao cũng được” hoàn toàn khác nhau.
Theo fahasa.com