Sự kiện: Giáo Dục, Tuyển Sinh

Tin liên quan:

 

gioa vien tieng anh nguoi nuoc ngoai

Minh họa: Những bất cập khi thuê giáo viên tiếng Anh người nước ngoài

 

Để đảm bảo chất lượng dạy học tiếng Anh tăng cường, lâu nay nhiều trường tiểu học tại TPHCM đã áp dụng việc thuê giáo viên nước ngoài đến giảng dạy. Tuy nhiên, việc mời giáo viên bản ngữ dễ gặp rắc rối nếu các trường thiếu chặt chẽ trong hợp đồng làm việc.

 

Năm 2009, trường tiểu học M thuê giáo viên (GV) nước ngoài đến trường dạy tiếng Anh cho học sinh (HS) trong trường. Hợp đồng được ký với thời hạn một năm mức thù lao 2 triệu đồng/tiết. Tuy nhiên chưa hết 2 tháng, do hai bên không thống nhất được lịch dạy và nội dung dạy học cũng như các yêu cầu khác, nhà trường buộc phải đồng ý cho GV nghỉ dạy cùng với việc trường phải đền bù hợp đồng.

 

“Đó là lần đầu tiên trường thuê GV bản ngữ nên hoàn toàn không có kinh nghiệm. Nội dung hợp đồng đều do bên trung tâm ngoại ngữ soạn thảo. Trường chỉ quan tâm đến việc GV có giấy phép lao động và chứng chỉ chuyên môn nên không lường được khi làm việc lại nảy sinh nhiều vấn đề vậy”, đại diện trường M chia sẻ.

Tại trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) có đến 16/41 lớp học chương trình tiếng Anh Cambridge, học hoàn toàn với GV bản ngữ với thời lượng 6 tiết/tuần. Ngoài ra chương trình tiếng Anh tăng cường 8 tiết/tuần, có đến 2 tiết HS được học với GV nước ngoài. Không chỉ đảm bảo về chất lượng chuyên môn, nhiều GV bản ngữ không khác nào GV biên chế của trường, rất gắn bó với HS và GV trong trường.

 

Bà Trịnh Phương Trinh, phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ khi thuê GV nước ngoài trước hết phải chọn được trung tâm ngoại ngữ uy tín, người dạy phải đảm bảo được yêu về cầu giấy phép lao động. Trường cũng đặt ra những yêu cầu của mình với GV bản ngữ trước khi tuyển dụng.

 

Khi GV nước ngoài đứng lớp luôn có một GV trong nước hỗ trợ với vai trò trợ giảng để kịp thời điều chỉnh kịp về nội dung kiến thức cũng như các phát sinh có thể xảy ra trong việc dạy học vì những bất đồng về văn hóa, lối sống.

 

“Đặt biệt hàng tuần tổ trường GV bản ngữ sẽ tham gia hợp cùng GV nhà trường để hướng dẫn về nội dung dạy học tiếng Anh tăng cường cũng như trao đổi ngay những điều chưa được để cùng nhau khắc phục. Những hoạt động này trường đều thống nhất trước với GV bản ngữ để tránh được những hiểu lầm hay tình huống xấu”, bà Trinh cho hay.

 

Việc thuê GV nước ngoài dạy tiếng Anh đang là một chủ trương của Sở GD-ĐT TPHCM. Đây là một nhu cầu thật sự cần thiết trong việc nâng cao việc chất lượng giảng dạy tiếng Anh nhất là khi mà khả năng nghe và nói tiếng Anh của HS còn quá yếu. Theo công bố gần đây về kết quả khảo sát tại 20 quốc gia, HS Việt Nam đứng thứ 8 về khả năng đọc viết nhưng lại xếp thứ 18 về trình độ nghe nói theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

Hiên nay, yêu cầu bắt buộc với GV bản ngữ đứng lớp là phải có giấy phép lao động, chứng chỉ về chuyên môn và dạy đúng chương trình. Ngoài ra có 2 nội dung mang tính yêu cầu là khi GV bản ngữ dạy phải có GV người Việt trong lớp nhưng không phải giữ vai trò thông dịch viên mà để giải quyết những tình huống có thể xảy ra do khác biệt về văn hóa. GV nước ngoài tuyệt đối không được gọi HS bằng tên nước ngoài mà phải gọi đúng với tên Việt Nam nhằm đảo sự sự tôn trọng văn hóa lẫn nhau.

 

Tuy nhiên trên thực tế, khi ký hợp đồng lao động nhiều trường lại quên đề cập các yêu cầu này mà thường sau khi GV đến dạy phía nhà trường mới nhắc đến nên rất dễ nảy sinh các mâu thuẫn.

 

Bà Nguyễn Hồ Thụy Anh, chuyên viên tiếng Anh Phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh nhà trường cần phải nắm rõ các yêu cầu khi thuê GV nước ngoài để soạn thảo nội dung hợp động làm việc thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ. Phải có quy định cụ thể về công việc của họ, số ngày, số giờ dạy học… và những yêu cầu của mình để tránh phải rắc rối vì người nước ngoài làm việc dự trên văn bản, hợp đồng chứ không mang nặng “tình cảm” như người Việt.

 

Nhiều trường trường không nắm rõ các yêu cầu hoặc ngại ngần đặt ra với người lao động nên ít khi đề cập một cách “sòng phẳng” trong hợp đồng. Một chuyên gia giáo dục phân tích điều này do tâm lý người Việt khi có GV nước ngoài đến trường thì tỏ ra rất ngưỡng mộ. Họ quên mất vị thế của mình là nhà tuyển dụng lao động và GV nước ngoài là người tham gia tuyển dụng.

 

Người ta làm việc cho mình thì mình phải có những yêu cầu cụ thể và chỉ khi họ đáp ứng được yêu cầu đó mình mới chấp nhận bỏ tiền ra thuê. Chuyên gia này khuyến cáo trong hợp đồng làm việc với GV bản ngữ các trường nên lưu phải rõ ràng tất cả các yêu cầu, không được thiếu chi tiết nào, thậm chí là một dấu phẩy.


Tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, trường quốc tế

Kenhtuyensinh (dantri)