Trong kỳ tuyển sinh 2022, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) với 5 đợt thi từ cuối tháng 2 đến tháng 4, 11 đợt thi còn lại theo dự kiến diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8.

Thi đánh giá năng lực: Cần phân biệt điểm xét tuyển và điểm trúng tuyển

Thi đánh giá năng lực: Cần phân biệt điểm xét tuyển và điểm trúng tuyển

Nói về phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực trong kỳ tuyển sinh 2022, theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, thí sinh (TS) cần phân biệt điểm sàn và điểm trúng tuyển.

Thí sinh có thể đăng ký ca thi cho đợt đầu tiên vào ngày 22/1. Đợt đầu sẽ diễn ra từ 26 đến 28/2 với quy mô 3.000 thí sinh, trong đó điểm thi tại Hà Nội 1.000 em và Thái Nguyên 2.000 em. Lịch đăng ký, ngày thi, quy mô, địa điểm thi được nêu cụ thể ở bảng dưới đây. Nhà trường lưu ý lịch có thể thay đổi hoặc bổ sung theo cấp độ phân vùng Covid-19.

Lịch thi đánh giá năng lực 2022 của trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh 1

Lịch thi đánh giá năng lực 2022 của trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh 2

Thời gian tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực 2022 của Đại Học Quốc Gia Hà Nội theo các tỉnh thành

Ngoài 5 đợt thi trên, 11 đợt thi còn lại theo dự kiến diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8. Ngoài 6 tỉnh, thành như bảng trên, địa điểm thi sẽ được mở rộng đến Nghệ An, Đà Nẵng, TP HCM. Lịch cụ thể sẽ được thông báo trước 30/3, tuỳ theo diễn biến phòng chống dịch.

Để đăng ký dự thi, thí sinh đăng nhập tài khoản tại địa chỉ http://khaothi.vnu.edu.vn/ và chọn ca thi tương ứng. Các em cũng cần lưu ý thời gian mở ca thi và địa điểm dự thi.

Thí sinh nộp lệ phí trực tuyến trong 96 giờ kể từ khi đăng ký ca thi, nếu không sẽ bị hủy. Lệ phí dự thi năm 2022 là 300.000 đồng/thí sinh/ca thi. Thí sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách đề nghị miễn giảm lệ phí đăng ký dự thi có thể gửi minh chứng về hòm thư điện tử: [email protected] và nộp các minh chứng trên tại phòng thi khi đến dự thi.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến thu hút 70.000 đến 90.000 thí sinh, nhiều gấp 7-9 lần năm ngoái. Đề thi gồm 150 câu, chia làm ba phần: Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên - xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150. Ngoài ra, đề thi có thể bao gồm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm, thí sinh sẽ có thêm khoảng 4 phút để làm.

Sau khi làm xong bài, thí sinh sẽ biết điểm luôn trên máy. Các em được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có thể sử dụng để xét tuyển vào khoảng 50 trường đại học.

'Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh là để phù hợp với các chương trình đào tạo'

Phương thức tuyển sinh 2022 nhiều biến động, thí sinh nói gì?

Theo VnExpress