Học Viện Tài Chính

HVTC
(Academy of Finance)
Thành lập năm: 2001
Tỉnh thành:Hà Nội
Địa chỉ:Số 58 (số 1 cũ) Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Giới thiệu

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Học viện Tài chính, tiền thân là Trường cán bộ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương được thành lập năm 1963, năm 1976 đổi tên thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, với nhiệm vụ cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo nguồn cung cấp lực lượng cán bộ đại học và sau đại học về lĩnh vực tài chính - kế toán cho đất nước và cho hai nước Lào, Campuchia. Ngày 17/8/2001 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg thành lập Học viện Tài chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính. 

Học viện có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa học, Đại học bằng 2, Liên thông đại học); Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh phục vụ hoạch định chính sách tài chính, kinh tế cho ngành và cho đất nước; phục vụ giảng dạy và quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về tài chính - kế toán. 

Học viện tài chính

Hiện nay, Học viện gồm 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa; 12 ban và tương đương; 5 đơn vị sự nghiệp và các Hội đồng tư vấn, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội. Tổng số cán bộ, viên chức của Học viện tính đến 30/4/2015 là 791, trong đó có 496 giảng viên; 295 cán bộ, viên chức quản lý và phục vụ. Có 02 GS, 46 PGS, 131 TS, 346 ThS và 02 NGND, 22 NGƯT. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực hết mình của lãnh đạo Học viện, cán bộ, viên chức và giảng viên, Học viện đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Môi trường học tập năng động, sáng tạo cùng sự đa dạng về bậc đào tạo (hệ đại học chính quy, hệ không chính quy, cao học và nghiên cứu sinh), ngành học tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học viên, sinh viên.... Quy mô đào tạo của Học viện hiện có trên 20.000 sinh viên, học viên. Trong đó, hệ đại học chính quy trên 14.000 sinh viên; hệ không chính quy gần 4.000 sinh viên, học viên, Cao học và NCS là trên 2.000 học viên và hàng trăm Lưu học sinh.

Từ khi thành lập đến nay, Học viện Tài chính đã đào tạo được hơn 300 tiến sĩ, hơn 5.000 thạc sĩ và hơn 85.000 cử nhân kinh tế và gần 500 cử nhân, thạc sỹ cho đất nước bạn Lào và Cămpuchia. Nhiều người trong số họ đã và đang giữ trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành và địa phương. Những điều này đã làm nên sức hút đối với người học khi nói đến Học viện Tài chính.

Song song việc đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo, Học viện Tài chính luôn mở rộng hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu với các Viện, Trường Đại học nước ngoài nhằm nâng cao vị thế của Học viện không chỉ trong đào tạo mà cả trong nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường. Đến nay, Học viện Tài chính đã trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành và của đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn chất lượng khu vực Châu Á.

Để ghi nhận những đóng góp của Học viện Tài chính trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, đó là: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. Được nước CHDCND Lào trao tặng  Huân chương Tự do ISSARA hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương Hữu nghị.

Với những thành tích đáng tự hào, tin rằng đây sẽ là  nền tảng vững chắc, tạo đà cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Học viện thực hiện Sứ mệnh"Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao cho xã hội" với mục tiêu: Xây dựng, phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực. 

II. Trường gồm các khoa

 
- Khoa Kinh tế
- Khoa tại chức
- Khoa sau đại học
- Khoa ngoại ngữ
- Khoa hệ thống thông tin kinh tế
- Khoa quản trị kinh doanh
- Khoa Thuế - Hải quan
- Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm
- Khoa Tài chính Quốc tế
- Khoa Tài chính Công
- Khoa Kế toán
- Khoa Lý luận Chính trị
- Khoa Cơ bản
- Khoa Tài chính Doanh nghiệp

III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong 52 năm qua, Học viện Tài chính đã hoàn thành:

1. Thực hiện đề tài các cấp:

- 1094 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó:

+ 4 đề tài cấp Nhà nước

+ 03 đề tài hợp tác với nước ngòi

+ 166 đề tài cấp Bộ

+ 924 đề tài cấp Học viện

2. Công tác xuất bản:

- 1300 giáo trình

- 24 bài giảng gốc

- 98 tài liệu tham khảo

3. Công tác hội thảo

Đã tổ chức 70 hội thảo các cấp trong đó

+ 06 Hội thảo quốc tế

+ 03 Hội thảo quốc gia

+ 61 Hội thảo cấp Học viện và Viện

4. Xuất bản tạp chí và nội san sinh viên NCKH

+ Xuất bản 144 số Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán với 3160 bài viết 

+ Xuất bản 96 số nội san sinh viên nghiên cứu khoa học với 2112 bài viết

5. Bài báo đăng tạp chí nước ngoài

+ 17 bài viết đăng tải trên tạp chí nước ngoài

IV.CƠ SỞ VẬT CHẤT

78 phòng học với diện tích 15.181 m2

01 sân bóng đá, 02 sân bóng rổ, 01 bể bơi

Ký túc xá với 310 phòng, diện tích 10.850 m2

V. THƯ VIỆN

16.000 đầu sách các loại với trên 200.000 cuốn

150 loại báo và tạp chí

Hơn 3000 cuốn ấn phẩm khác

10 phòng máy thực hành, 01 phòng hội thảo trực tuyến, 03 phòng hội thảo, 08 giảng đường đa chức năng, 02 phòng học ngoại ngữ.

VI. HỢP TÁC QUỐC TẾ

Nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện Tài chính luôn coi trọng việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế.

Bên cạnh những mối quan hệ truyền thống sẵn có, Học viện đã khai thác và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều Trường đại học, Học viện, các cơ sở đào tạo và Viện nghiên cứu uy tín trên thế giới.

+  Các mối quan hệ hợp tác quốc tế đã và đang được thực hiện tại Học viện

1. Với đối tác Anh và Singapore:

  • Trường Đại học Leeds - Metropolitan
  • Trường Đại học Gloucestershire
  • Trường Đại học Leeds Beckett
  • Đại học Greenwich
  • Đại học Manchester Metropolitan
  • Đại học Cardiff Metropolitan
  • Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA)
  • Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales
  • Viện Quản trị Kinh doanh quốc tế WIBI (Singapore)

2. Với đối tác Australia và New Zeland

  • Hiệp hội kế toán công chứng Úc (CPA)
  • Đại học Massey (New Zealand)
  • Đại học Victoria of Wellington (New Zealand)

3. Với đối tác Pháp

  • Trường Đại học Nam Toulon - Var
  • Trường đại học Paris 1 - Panthéon Sorbonne
  • Trường Đại học Paris Dauphine
  • Trường Bảo hiểm Quốc gia Pháp
  • Viện Bảo hiểm Lyon
  • Liên đoàn các công ty Bảo hiểm Pháp (FFSA)
  • Thành viên Hiệp hội vì tổ chức quốc tế về tài chính công (Fondafip)

4. Với đối tác Nhật Bản

  • Viện nghiên cứu chính sách, Bộ Tài chính Nhật Bản
  • Trường Đại học Hitotsubashi
  • Đại học Kanazawa

5. Với đối tác Nga và Siberian

  • Đại học Tổng hợp Kinh tế và Tài chính quốc gia St.Peterburg
  • Học viện Tài chính thuộc Chính phủ LB Nga
  • Học viện Tài chính Ngân hàng Siberian

      6. Với đối tác Trung Quốc và Hồng Kông

  • Học viện Kinh tế Quảng Tây, Trung Quốc
  • Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Trung ương Trung Quốc
  • Viện Giáo dục Hồng Kông

7. Với đối tác Lào

  • Học viện Kinh tế Tài chính Lào (trước là Trường Cao đẳng Tài chính Đông Khăm Xạng)

+ Các dự án quốc tế đã và đang được triển khai

  1. Dự án đang triển khai:
  • Dự án Đào tạo Việt - Lào

     2.  Dự án đã triển khai

  • Dự án liên kết đào tạo quốc tế
  • Dự án đào tạo Tài chính Việt - Lào
  • Dự án đào tạo Tài chính công Việt - Pháp (FSP)
  • Dự án đào tạo cán bộ bảo hiểm (ASSUR)
  • Dự án DIREG, Canada
  • Dự án Sasakawa, Nhật Bản
  • Dự án đào tạo Giám đốc doanh nghiệp (ASEM)
  • Dự án Trung tâm Đào tạo bảo hiểm Việt Nam

VII. CÁC ẤN PHẨM ĐỊNH KỲ

Tạp trí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán: 12 số/năm

Nội san Sinh viên nghiên cứu khoa học: 12 số/năm

Sách chuyên đề: 05 số/năm

Bản tin thị trường hàng ngày: hàng ngày

Bản tin thị trường bằng tiếng Anh: 01 số/ tuần

Bản tin thị trường chủ nhật: 01 số/tuần

Bản tin “Thời để nhớ”: 01 số/tháng

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Học viện Tài chính, tiền thân là Trường cán bộ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương được thành lập năm 1963, năm 1976 đổi tên thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, với nhiệm vụ cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo nguồn cung cấp lực lượng cán bộ đại học và sau đại học về lĩnh vực tài chính - kế toán cho đất nước và cho hai nước Lào, Campuchia. Ngày 17/8/2001 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg thành lập Học viện Tài chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính. 

Học viện có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh...