Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy ( Phía Bắc )

FPU-N
(Fire Prevention University (North))
Thành lập năm: 1963
Tỉnh thành:Hà Nội
Địa chỉ:Số 243, đường Khuất duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Giới thiệu

Trư­ờng Đại học Phòng cháy chữa cháy ra đời và trưởng thành trong khói lửa của cuộc chiến tranh, từ tiền thân: Tổ Giáo dục Phòng cháy, chữa cháy (9-1963); Khoa Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (30-12-1965); Phân hiệu Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (20-7-1971); Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (2-9-1976); Trư­ờng Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy (19-6-1984).

Ngày 14-10-1999, Thủ t­ướng Chính phủ ký Quyết định số 203/1999/QĐ-TTg “Về việc thành lập Trư­ờng Đại học Phòng cháy chữa cháy trên cơ sở Trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy).

Ngày 15-9-2005, Bộ Công an đã ký Quyết định số 1313/QĐ-BCA (X11) về việc xác định ngày 2-9-1976 là ngày Truyền thống của

Trư­ờng Đại học Phòng cháy chữa cháy. Ngày 2-9 hàng năm trở thành ngày Truyền thống của Nhà trường.

Trải qua 40 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, đ­ược sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giáo dục & Đào tạo, sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị trong và ngoài ngành, sự giúp đỡ quý báu của nhân dân địa phương, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, từng bước trưởng thành về mọi mặt, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực l­ượng Công an nhân dân và các ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn đóng quân.

Công tác giáo dục, đào tạo của Nhà trường đã có những bước phát triển quan trọng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Ngành. Trong đó, giáo dục, đào tạo đại học phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được xây dựng và phát triển theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với xu thế thời đại. Chương trình giáo dục, đào tạo thường xuyên được đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy nói riêng. Hệ thống chương trình giáo dục, đào tạo của Nhà trường đã đi đúng hướng, bám sát yêu cầu từng giai đoạn, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết và lâu dài của sự phát triển kinh tế, xã hội. Sự mở rộng ngành và chuyên ngành đào tạo đại học là cơ sở tạo nên qui mô và tầm vóc của Nhà trường hiện nay. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc các phương châm, nguyên tắc cơ bản trong giảng dạy, bảo đảm thực hiện đúng Luật Giáo dục đại học, các nguyên tắc nền tảng như: “Học đi đôi với hành”; “Lý luận kết hợp chặt chẽ với thực tiễn”, Nhà trường đã phối hợp với gia đình và đơn vị trong giáo dục, đào tạo được sử dụng một cách linh hoạt và ngày càng có hiệu quả hơn. Đặc biệt, Nhà trường đã chuyển đổi toàn bộ chương trình giáo dục, đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn của các trường tiên tiến. Nhà trường đã được Chính phủ cho phép đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tạo cơ hội thuận lợi để khi có đủ điều kiện Nhà trường sẽ thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc cao hơn.

Bên cạnh công tác giáo dục, đào tạo, Nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ phòng cháy, chữa cháy vào thực tiễn. Nhà trường tham gia vào Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng và là thành viên Câu lạc bộ khoa học các trường đại học kỹ thuật Việt Nam. Trong suốt 40 năm qua, Nhà trường không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Nga, Belarus, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore).

Trư­ờng Đại học Phòng cháy chữa cháy là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cán bộ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho ngành Công an và các ngành kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, Nhà tr­ường còn được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào và Bộ Nội vụ Vương quốc Cămpuchia.     

Mỗi chặng đư­ờng phát triển của Nhà tr­ường luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc và của lực l­ượng Công an nhân dân. Các thế hệ học viên do Nhà trường đào tạo đã được tôi luyện qua thực tiễn chiến đấu, công tác đều thể hiện rõ phẩm chất, đạo đức tốt, lập trường chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn khá, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ an toàn tài sản Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.  

Nhà trường vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất (1985), 2 Huân chương Quân công hạng Nhì (1996, 2006), 1 Huân chương Quân công hạng Nhất (2011), 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất (2016) và nhiều Cờ thi đua do Bộ Công an trao tặng. Có 01 đồng chí được vinh danh Nhà giáo nhân dân; 11 đồng chí Nhà giáo ưu tú; 7 đồng chí Phó Giáo sư. 

Trư­ờng Đại học Phòng cháy chữa cháy ra đời và trưởng thành trong khói lửa của cuộc chiến tranh, từ tiền thân: Tổ Giáo dục Phòng cháy, chữa cháy (9-1963); Khoa Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (30-12-1965); Phân hiệu Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (20-7-1971); Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (2-9-1976); Trư­ờng Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy (19-6-1984).

Ngày 14-10-1999, Thủ t­ướng Chính phủ ký Quyết định số 203/1999/QĐ-TTg “Về việc thành lập Trư­ờng Đại học Phòng cháy chữa cháy trên cơ sở Trường Cao đẳng Phòng cháy chữa cháy).

Ngày 15-9-2005, Bộ Công an đã ký Quyết định số 1313/QĐ-BCA (X11) về việc xác định ngày 2-9-1976 là ngày Truyền thống của

Trư­ờng Đại học Phòng cháy chữa cháy. Ngày 2-9 hàng năm trở thành ngày Truyền thống của Nhà trường.

Trải qua 40 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, đ­ược sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giáo dục...