Theo kế hoạch, sau ngày 12-7, Bộ GD-ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào kèm theo phổ điểm. Phổ điểm được công bố theo từng khối thi (các khối thi truyền thống và một số tổ hợp có nhiều thí sinh đăng ký).

Phổ điểm sẽ cho biết số lượng thí sinh đạt kết quả thi từ các mức điểm khác nhau (ví dụ: số lượng thí sinh có tổng điểm 3 môn từ 20 điểm trở lên, từ 20,25 điểm trở lên…).


Bộ GD&ĐT trả lời những thắc mắc trong việc xét tuyển đại học 2018 - Ảnh 1

Đối chiếu phổ điểm để quyết định phương án xét tuyển

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, nếu đăng ký xét tuyển ban đầu của thí sinh đã phân theo 3 nhóm có điểm chuẩn các năm phù hợp với năng lực, nhóm có điểm chuẩn cao hơn một chút so với năng lực và nhóm có điểm thấp hơn, thì sau khi có điểm, thí sinh chỉ cần so sánh phổ điểm của năm 2017 với phổ điểm của năm 2016 do Bộ GD-ĐT công bố.

Nếu với mức điểm (theo tổ hợp xét tuyển) của em trở lên có số lượng thí sinh tương đồng (hoặc khác nhau không lớn) so với số học sinh năm 2016 có mức điểm đủ để trúng tuyển vào trường, ngành em đã chọn, em hoàn toàn có thể yên tâm và không phải thay đổi nguyện vọng.

Căn cứ phổ điểm, thí sinh sẽ xác định được số thí sinh có mức điểm bằng và cao hơn mức điểm của mình trong năm 2017 là bao nhiêu. Sau đó quay sang phổ điểm năm 2016, các em sẽ xác định với số lượng thí sinh như vậy năm 2016 sẽ có điểm từ mức nào trở lên.

Từ đó, sẽ xác định được trong vùng kết quả của từng thí sinh, phổ điểm năm nay sẽ cao hơn (hay thấp hơn) năm trước là bao nhiêu.

Tuy nhiên, Bộ GD- ĐT khuyến cáo: phổ điểm chỉ là một yếu tố trong rất nhiều yếu tố tác động đến điểm trúng tuyển của các trường.

Do vậy, để đảm bảo khả năng trúng tuyển vào các ngành phù hợp, thí sinh vẫn phải cân nhắc để lựa chọn đủ các ngành có khả năng trúng tuyển ở các mức khác nhau, đồng thời phải cân nhắc kỹ trật tự đặt các nguyện vọng này.

Không được vừa điều chỉnh bằng phiếu vừa điều chỉnh trực tuyến

Đó là khẳng định của Bộ GD- ĐT trước tình huống thí sinh muốn vừa thay đổi nguyện vọng trực tuyến vừa đăng ký thay đổi chế độ ưu tiên tại các điểm tiếp nhận phiếu điều chỉnh nguyện vọng.


Bộ GD&ĐT trả lời những thắc mắc trong việc xét tuyển đại học 2018 - Ảnh 2

 

Theo Bộ GD-ĐT, thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 phương thức điều chỉnh nguyện vọng và chỉ được thực hiện điều chỉnh nguyện vọng 1 lần.

Như vậy, nếu đã điều chỉnh nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến sẽ không được thực hiện các điều chỉnh bằng phiếu nữa.

Trong trường hợp cụ thể, muốn điều chỉnh chế độ ưu tiên, thí sinh bắt buộc phải điều chỉnh bằng phiếu.

Riêng với trường hợp điều chỉnh trực tuyến, nếu không còn nhớ mã truy cập hệ thống thì cần đến điểm đăng ký dự thi và mang theo giấy chứng minh nhân dân và phiếu đăng ký dự thi (phiếu số 2) để đề nghị xin được cấp lại.

Đặc biệt, năm 2017, để điều chỉnh đăng ký xét tuyển, cần có số điện thoại di động để nhận mã xác nhận (mã OTP).

Nếu thí sinh chưa đăng ký số điện thoại di động thì có thể truy cập vào hệ thống (sử dụng số chứng minh nhân dân và mã truy cập được cấp khi đăng ký dự thi) để khai báo lại số điện thoại di động và sử dụng số điện thoại này để nhận mã OTP trước khi xác nhận và gửi thông tin thay đổi nguyện vọng lên hệ thống.

Trường hợp không đăng ký được, thí sinh cần tới điểm đăng ký dự thi và mang theo giấy chứng minh nhân dân và phiếu đăng ký dự thi (phiếu số 2) để đăng ký số điện thoại.

Khuyến cáo riêng cho thí sinh đăng ký vào trường quân đội

Trong tài liệu hỏi - đáp gồm 20 câu này, Bộ GD-ĐT dành riêng một số câu hướng dẫn thí sinh khắc phục những lỗi sai sót khi đăng ký vào trường quân đội không đúng với quy định.

“Em đã sơ tuyển vào Học viện Hậu cần. Tuy nhiên, do sơ sót em đã đăng ký xét tuyển vào Học viện Hậu cần là nguyện vọng 2 không đúng với quy định của Bộ Quốc phòng, nay có thể điều chỉnh được không?”.

Trả lời câu hỏi này, Bộ GD-ĐT cho biết theo quy định của Bộ Quốc phòng, để đăng ký vào các trường quân đội, thí sinh phải chọn nguyện vọng 1 đối với trường quân đội.

Như vậy, nếu thí sinh để nguyện vọng vào Học viện Hậu cần là nguyện vọng 2, em sẽ không được xét tuyển vào trường.

Để điều chỉnh thứ tự nguyện vọng của Học viện Hậu cần từ NV2 lên NV1, thí sinh thực hiện phương thức điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến, sử dụng số chứng minh nhân dân và mật khẩu đã được cấp khi đăng ký dự thi để truy cập vào hệ thống và chọn chức năng “Thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển”.

Bộ GD-ĐT cũng hướng dẫn cụ thể với tình huống thí sinh đã qua sơ tuyển, ban đầu đăng ký xét tuyển NV 1 vào một trường quân đội (hoặc trường công an) nhưng không đủ điểm trúng tuyển vẫn có cơ hội xét tuyển ở trường ngoài khối trường quân đội, công an.

Bộ GD-ĐT khẳng định các trường quân đội và công an đều xét tuyển chung đợt 1 với các trường còn lại, do vậy nếu không trúng tuyển ngành quân sự của Học viện Quân y, các em vẫn có thể trúng tuyển (ngay đợt 1) vào các ngành dân sự hoặc các trường bên ngoài.

Để thực hiện điều này, em phải đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành bác sĩ đa khoa (quân sự) của Học viện Quân y và các nguyện vọng tiếp theo là các ngành của trường ngoài quân đội hoặc các ngành dân sự của các trường quân đội.

Xem thêm: Điểm chuẩn các trường đại học 2017

Theo Tuổi Trẻ