PGS.Trần Xuân Nhĩ kiến nghị cứ 3 triệu dân có một cụm thi 2015

Với kiến nghị này của PGS. Trần Xuân Nhĩ sẽ giúp các thí sinh rút ngắn khoảng cách khi thi ở các cụm thi, các tỉnh có dân số đông có thể có một cụm thi.Theo quy định, trong kỳ thi quốc gia đối với những thí sinh không có nhu cầu sẽ được dự thi tại cụm thi địa phương, những thí sinh có nhu cầu học đại học sẽ thi tại các trường đại học đủ năng lực tổ chức cụm thi. Việc thí sinh thi ở địa phương vẫn được xét tuyển ĐH, CĐ dẫn đến hệ quả là tính nghiêm túc không đồng đều, không tạo được mặt bằng chung về kết quả. Đây là một trong những điểm yếu mà Bộ GD&ĐT cần tính toán kỹ.

Trên tinh thần góp ý, xây dựng để có được một Kỳ thi quốc gia thành công, chất lượng và nghiêm túc, PGS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, việc Bộ GD&ĐT quy định có các cụm thi ở Sở GD&ĐT và các trường Đại học, đó là điều không nên. Bởi đây là Kỳ thi quốc gia, đã là quốc gia thì tất cả các em đều được hưởng một Quy chế như nhau.

Việc có hai cụm thi mà Bộ Giáo dục đã nêu, dư luận đang đặt câu hỏi, đó có phải là một sự kỳ thị, đặt vấn đề tổ chức thi như vậy có mục đích gì? Nếu giải thích như Bộ Giáo dục việc có các cụm thi là để học sinh đỡ phải đi lại thì theo PGS. Nhĩ có nhiều cách khác, có thể hỗ trợ cho học sinh ở xa đi thi (khoản hỗ trợ này có thể vận động xã hội từ hội khuyến học địa phương).Nếu Bộ GD&ĐT đặt vấn đề tổ chức thành 20 cụm thi, thì sắp tới có thể nâng lên thành nhiều cụm thi, càng nhiều cụm thì thì khoảng cách sẽ được rút hẹp và các em đi lại dễ dàng hơn. Trong khi đó tổng số trường đại học có khoảng 400 trường, chọn ra không lẽ không có được 30 trường mạnh?

Hiện nay chúng ta có 90 triệu dân, tôi cho rằng cứ 3 triệu dân sẽ có một cụm thi, các tỉnh lớn như Thanh Hóa, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh mỗi địa phương một cụm. Với những tỉnh nhỏ có thể ghép 3 tỉnh thành một cụm thi, tôi nghĩ như vậy” PGS. Nhĩ đề nghị.

PGS.Trần Xuân Nhĩ kiến nghị cứ 3 triệu dân có một cụm thi 2015

PGS.Trần Xuân Nhĩ kiến nghị cứ 3 triệu dân có một cụm thi 2015

Theo quan điểm của PGS. Trần Xuân Nhĩ, nếu Bộ Giáo dục quy định những thí sinh không có dự định học đại học thì được thi ở cụm thi địa phương, nhưng năm nay các em không muốn học mà năm tới các em mới học thì kết quả này sẽ tính như thế nào? Lúc đó lại phải thi lại? Do đó, PGS. Nhĩ khẳng định, bằng THPT là bằng chung cho tất cả mọi người học xong phổ thông. Do đó Bộ Giáo dục cần nghiên cứu thêm chi tiết này.

Tôi nghĩ Bộ Giáo dục cần mở rộng vùng hơn, có thể các trường đại học có năng lực phối hợp với các sở Giáo dục để tổ chức” PGS. Nhĩ cho hay.
Có quan điểm cho rằng, việc phân chia thành cụm thi theo nhu cầu học sinh (học sinh có nhu cầu học đại học thì thi ở cụm thi do trường đại học tổ chức, học sinh không có nhu cầu học đại học sẽ thi ở cụm địa phương) là phân hạng học sinh. Trên quan điểm góp ý, PGS. Nhĩ bày tỏ không những là phân hạng học sinh mà quy định đó gây nên kỳ thị đối với học sinh, trong khi chúng ta đang cố gắng tạo ra sự bình đẳng, nhất là trong phổ thông.

“Tại sao Bộ GD&ĐT lại nghĩ được ra cụm đại học, cụm địa phương, cụm địa phương đó theo giải thích của Bộ là có 20% không đi học lên, phải chăng ngay như ở Hà Nội có vài trăm em không thích học lên thì Bộ giáo dục cũng phải tổ chức một cụm thi ở Sở giáo dục Hà Nội? Nếu như thế 63 tỉnh thành sẽ có thêm 63 cụm thi ở địa phương, như vậy là khá rắc rối, và thể hiện sự bất bình đẳng” PGS. Trần Xuân Nhĩ đặt vấn đề.

Góp ý thêm, PGS. Trần Xuân Nhĩ cho rằng, hãy cứ cho kỳ thi quốc gia được tổ chức thật nghiêm túc thì cũng không nên có 2 khu vực thi như trên, và bài học những năm qua cho thấy tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT do các địa phương tổ chức là đỗ gần 100%.

Như vậy là sẽ có hai loại bằng phổ thông, một loại bằng phổ thông địa phương, một loại bằng phổ thông quốc gia. Trong khi chúng ta hướng tới một nền giáo dục thống nhất, đây không phải là sáng kiến mà ngược lại. Do đó tôi đề nghị Bộ Giáo dục nên mở rộng cụm thi, nhằm mục đích để học sinh đỡ đi lại, khả năng này hoàn toàn làm được theo phương thức lấy trường đại học phối hợp với địa phương để làm” PGS. Nhĩ kiến nghị.

Nói tiếp, PGS. Nhĩ cho rằng, ở đây, vai trò của các Sở GD&ĐT, của chính quyền địa phương cũng cần phải tích cực, không thể trông chờ chỉ vào các trường đại học, hoặc chỉ tin vào các trường đại học mà không tin ở cách làm của địa phương thì sẽ dẫn đến thất bại.

Báo Giáo dục, http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/kien-nghi-cu-3-trieu-dan-co-mot-cum-thi-post150262.gd