Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, không quá 22 tuổi, sẽ được hưởng chế độ cử tuyển.

Trường nghề "báo động đỏ" vì dịch COVID-19

Trường nghề 'báo động đỏ' vì dịch COVID-19

Nhiều trường trung cấp, cao đẳng vốn đã gặp khó khăn trong tuyển sinh, phải gồng mình tồn tại, nay dịch COVID-19 lại giáng thêm cho họ một đòn nặng nề.

Học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chế độ cử tuyển - Ảnh 1

Theo đó, học sinh thuộc dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng chế độ cử tuyển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chế độ cử tuyển (xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp) đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, có hiệu lực từ 23/1/2021.

Theo đó, người được hưởng chế độ cử tuyển phải thường trú 5 năm liên tục đến thời điểm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; đạt tiêu chuẩn sơ tuyển với ngành nghề có yêu cầu này; không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh và đủ sức khỏe.

Người được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng thêm tiêu chí tốt nghiệp THPT; xếp loại hạnh kiểm thời THPT loại tốt; học lực năm cuối cấp loại khá; học đủ 3 năm và tốt nghiệp THPT tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.

Người được cử tuyển vào cao đẳng phải tốt nghiệp THPT; hạnh kiểm thời THPT loại tốt; học lực năm cuối cấp trung bình; học đủ 3 năm và tốt nghiệp THPT.

Người được cử tuyển vào trung cấp phải tốt nghiệp THCS hoặc THPT; hạnh kiểm các năm học loại khá; học lực năm cuối cấp trung bình; có thời gian học đủ 4 năm và tốt nghiệp THCS hoặc học đủ 3 năm và tốt nghiệp THPT.

Chính phủ cũng quy định các trường hợp ưu tiên trong cử tuyển gồm con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh; học trường phổ thông dân tộc nội trú; trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển; đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện.

Theo VnExpress