>> Giáo dục, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, tin giáo dục

Đánh giá học sinh bằng video game

Các nhà khoa học tại Trường ĐH Wisconsin – Madison (Mỹ) đang bị thuyết phục rằng bài thi trong tương lai sẽ giống như Crystals hay Kaydor – trò chơi video đóng vai về người ngoài hành tinh.

Học tập thú vị

Được thiết kế để kiểm tra khả năng học tập của học sinh trong thời gian thực trong khi hệ thống lại tư duy, giúp các em trở nên đồng cảm hơn, trò chơi Crystals đang tạo ra 2 câu hỏi khiến giới khảo thí tranh cãi: Liệu các trò chơi kỹ thuật số có thể xóa mờ ranh giới giữa chỉ dẫn và đánh giá? Làm thế nào để các nhà giáo dục có thể đo lường được những kỹ năng xã hội, cảm xúc của trẻ em?
Đánh giá học sinh bằng video game
Cô bé Serena Lee, 14 tuổi, đang chơi một video game do các nhà nghiên cứu của trường ĐH Wisconsin-Madison phát triển
Trò chơi Crystal mở ra một khung cảnh của tàu vũ trụ mang các nhà thám hiểm robot lên một hành tinh mới khám phá. Trong vòng vài giây, hành động được đẩy lên cao, những hiệu ứng hình ảnh xuất hiện và âm nhạc nổi lên kèm theo cú hạ cánh của robot. Cô bé Maria Thurow - 14 tuổi - dường như rất say mê với trò chơi này, khi gặp người ngoài hành tinh đầu tiên, cô đã cảm nhận trò chơi này thật tuyệt.

Cả thập kỷ nay, những người đề xướng cho rằng video game là công cụ học tập mạnh mẽ vì tính phổ biến và khả năng đưa người chơi vào các hoạt động giải quyết vấn đề. Gần đây, James Paul Gee - Cha đẻ của học thuyết video game, đồng sáng lập trung tâm Games + Learning + Society - đã cho rằng chơi thành công các video game có thể đưa ra bằng chứng cho thấy HS đã làm chủ được các nội dung cần học tập.

Xây dựng kỹ năng

Nhà thần kinh học Davidson cho biết việc phát triển khả năng đọc ám hiệu phi lời nói của người khác là điểm cốt yếu để xử lý nhiều tình huống xã hội. Đồng thời khả năng tập trung trí óc – kỹ năng trọng tâm của trò chơi Tenacity – thậm chí còn quan trọng hơn.

Trong một cuốn sách có ảnh hưởng tới ông về sự thành công của trẻ em có tên How Children Succeed: Grit, Resilience, and the Hidden Power of Character, tác giả Paul Tough nói trẻ em thể hiện sự thiếu kiểm soát sau này thường kiếm tiền ít hơn bạn bè, dễ bị yếu đuối về thân thể, dễ bị lạm dụng và phạm tội cho dù có trí thông minh thế nào hoặc ở tầng lớp xã hội nào.

Ông Davidson cho biết các nghiên cứu về khoa học thần kinh thể hiện các phần của não điều tiết tầm quan trọng của các kỹ năng nhận thức có thể được thay đổi thông qua rèn luyện, trải nghiệm – đồng thời có thể thông qua các video game.

Áp dụng vào thực tế

Trước khi việc đánh giá nhận thức dựa vào video game được áp dụng rộng rãi, giáo sư về đánh giá giáo dục tại ĐH North Carolina (Mỹ), sẽ có tranh luận “liệu có thích hợp để đo lường một số thứ nhất định ở trẻ em hay không, ai nên thực hiện sự đo lường này và những kỹ năng đó sẽ đóng vai trò thế nào trong việc xác định thành công của trẻ em?”

“Trò chơi là một phương tiện mạnh mẽ để thay đổi não bộ theo một số cách nhất định” – Ông Davidson nói – Nếu chúng ta có thể can thiệp bọn trẻ, thực sự tăng cường được những xung điện trong não có lợi cho cuộc sống, tôi cho rằng xã hội chúng ta có bổn phận để thử điều này”.

(Theo Education week)