Bộ Giáo dục quy định cách tính điểm ưu tiên ngành có nhân hệ số

Chiều 9.8, Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố kết luận của Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014.

Theo đó, ngoài việc công bố các mức điểm xét tuyển đầu vào, Bộ cũng quy định cách tính điểm ưu tiên đối với những trường, ngành có nhân hệ số môn thi chính theo quy định mới của kỳ thi năm nay.

Bộ GD-ĐT quy định: Đối với các trường, ngành đã công bố môn thi chính: Xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm xét tuyển có tính đến hệ số 2 của môn chính theo quy định tại công văn số 2241/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 5.5.2014 về hướng dẫn xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào; điểm ưu tiên được xác định theo công thức:

điểm ưu tiên

 

(DTT là điểm ưu tiên thực tế; DQc là điểm ưu tiên xác định theo quy chế- điểm trung bình được làm tròn đến 2 chữ số thập phân).

Danh sách các ngành tính điểm ưu tiên theo cách mới

Xem danh sách các ngành thay đổi cách tính điểm ưu tiên tại ĐÂY

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục- Bộ GD-ĐT cho biết đây là cách làm để bảo đảm công bằng cho thí sinh. “Ví dụ thí sinh dự thi khối B, được hưởng ưu tiên 3 điểm có kết quả: Toán 5, Hóa 3, Sinh 4. Trường chọn điểm xét tuyển cơ bản là 15. Nếu không quy định môn chính, học sinh sẽ được tổng 15 điểm (5+3+4+3 điểm ưu tiên) bằng điểm xét tuyển cơ bản. Nhưng nếu quy định Sinh là môn chính, và không nhân hệ số cho điểm ưu tiên tổng điểm có xét hệ số môn chính là 5+3+8+3 điểm ưu tiên=19) và điểm xét tuyển cơ bản có tính hệ số môn chính là:15x4/3=20.

Như vậy nếu không nhân hệ số điểm môn chính thì học sinh sau khi nhân hệ số môn chính sẽ có kết quả dưới điểm xét tuyển cơ bản có xét đến hệ số môn chính. Trong khi đó, nếu nhân hệ số cho điểm ưu tiên, điểm của học sinh sẽ là: 5+3+8+3x4/3=20 đúng bằng điểm xét tuyển cơ bản có xét đến hệ số môn chính”- ông Nghĩa dẫn chứng.

Ông Nghĩa khẳng định để có thể hiểu được lý do nhất thiết phải nhân hệ số cho điểm ưu tiên, thì cần dẫn ra một số ví dụ để thấy rằng nếu không nhân hệ số thì học sinh sẽ bị thiệt khi xét vào các ngành có quy định môn thi chính. “Cần lưu ý phải chọn những trường hợp mà điểm môn thi chính của thí sinh bằng điểm trung bình của kết quả ba môn để loại trừ ảnh hưởng của kết quả môn chính. Chúng tôi cũng đã phải đồng thời đưa ra các ví dụ để chứng minh rằng: nếu điểm môn chính bằng điểm trung bình thì khi xét cách nào cũng như nhau - có nghĩa là không có tác động kết quả môn chính. Còn khi môn chính có kết quả cao hơn trung bình ba môn thì học sinh sẽ có lợi thế - tức là nếu không tính môn chính sẽ dưới sàn, nhưng tính môn chính lại trên sàn.

Ngược lại, nếu điểm môn chính thấp có thể xảy ra khi không tính môn chính thì trên sàn, nhưng khi tính môn chính thì dưới sàn”.

Tổng hợp thanh niên, tuổi trẻ