TUYỂN SINH | TƯ VẤN TUYỂN SINH | ĐIỂM THI ĐẠI HỌC | ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC

Hiểu sai và bóp méo xã hội hóa giáo dục

Với yêu cầu mới đây của Bộ GDĐT, trước ngày 30.1, các sở GDĐT, cơ sở giáo dục ngoài công lập phải báo cáo về bộ tình hình xã hội hóa (XHH) giáo dục đào tạo. Lý do, theo lãnh đạo bộ là để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các tiêu chí của việc xã hội hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Có thể thấy, dù gần chục năm nay Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách có lợi cho công tác XHH giáo dục, nhưng trên thực tế, việc khuyến khích, ủng hộ XHH tại rất nhiều địa phương vẫn chỉ là lời nói.

 

giao duc, xa hoi hoa giao duc, kenhtuyensinh, tuyen sinh, bao giao duc, lao dong

Dán quá nhiều mác “xã hội hoá”

Theo bà Trần Kim Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường CĐ ASEAN: “Nhà nước nói ủng hộ XHH nhưng chỉ là ủng hộ trên giấy, ủng hộ tinh thần, các trường phải tự bơi hết”. Bà Phương bức xúc nêu dẫn chứng thực tế từ chính ngôi trường của bà: “Chúng tôi đầu tư hơn 100 tỉ đồng xây trường, nhưng cả đất, cả trường, doanh nghiệp phải tự lo vì làm bộ hồ sơ xin vay ưu đãi vô cùng gian khổ”.

Khái quát hơn, theo đánh giá của PGS Trần Xuân Nhĩ - Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam - thì những nội dung quan trọng của nghị định vẫn chưa đi vào cuộc sống. Nói riêng trong ngành giáo dục, ở một số địa phương còn có những chủ trương chính sách mâu thuẫn với tinh thần nghị định, không phù hợp với Luật Giáo dục, gây ra những bất lợi không đáng có đối với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL). Ví dụ như đa số các trường tư thục từ mầm non đến trung học, CĐ, ĐH không nhận được sự hỗ trợ đất đai hay cho vay tín dụng để xây dựng nhà trường như trong nghị định đã đề ra.

Ở bậc học phổ thông, sự èo uột của các trường NCL ở các thành phố lớn như Hà Nội đang là một bài toán kêu gọi đầu tư XHH trong giáo dục nhưng hiệu quả lại không như mong đợi: Số lượng trường NCL chiếm 50% số trường nhưng học sinh chỉ bằng 16,4%.

Trong khi đó, ở các trường công lập, việc XHH đang bị lạm dụng và bóp méo, dẫn đến tình trạng lạm thu và đẩy gánh nặng tài chính cho dân. Vào đầu mỗi năm học mới, các phụ huynh, trường học lại nháo nhác vì những khoản đóng góp mà không ít khoản được định danh dưới cái mác XHH như tiền mua điều hoà, đồ dùng giảng dạy, lát sàn gỗ... đến cả tiền tưới cây, thuê bảo vệ, quét rác.

Không hợp lý không được ép thực hiện!

GS Hoàng Xuân Sính nhận định: XHH giáo dục là một biện pháp ta đã sử dụng, bước đầu cho bậc đại học, tiếp theo đã mở ra cho toàn bộ hệ thống. Giờ là lúc ta cần phải nghiên cứu các chính sách về pháp lý, quản lý, tài chính... có giúp cho hệ thống này được ổn định để phát triển, hay còn những điều chưa hợp lý gây nhiều trì trệ, lãng phí. “Xem xét thật kỹ quy chế ban hành cho các trường đại học NCL, cái gì không hợp lý, không cần thiết thì không đưa ra ép người ta phải thực hiện”.

“Bây giờ có nói XHH thì cần phải cụ thể: Ủng hộ bằng cái gì, bằng văn bản nào?” – bà Trần Kim Phương nhấn mạnh. Cụ thể hơn, GS Trần Xuân Nhĩ đề nghị: “Nhà nước cần cung cấp đất sạch, cung cấp đủ tiêu chuẩn, diện tích đất/HS, SV cho các trường NCL. Ngân hàng chính sách ưu đãi cho các trường NCL vay vốn để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường với lãi suất 0% trong vòng 5 năm đầu và 2 - 3% trong những năm tiếp theo. Có làm như thế thì các cơ sở giáo dục NCL mới nhanh chóng có đủ cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học”.

PGS Đặng Quốc Bảo - nguyên Hiệu trưởng Học viện Quản lý giáo dục - thì chỉ ra rằng, chỉ khi nào tạo nên sự cộng hưởng của ba trạng thái: Tổ chức nhà nước, cơ chế thị trường và sự hoạt động của mạng lưới các đoàn thể xã hội phục vụ cho mục tiêu XHH giáo dục thì XHH giáo dục mới có thể phát triển bền vững. Ông Bảo đề xuất, để thúc đẩy XHH giáo dục, cần lập quỹ hỗ trợ phát triển trường NCL. Về nguyên tắc, bất cứ học sinh nào học trường NCL nào cũng được thụ hưởng một khoản kinh phí nhất định từ Nhà nước. Sự tính toán này phải có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế và trường NCL được thụ hưởng khi họ thực hiện nhiệm vụ.

95% số học sinh đang theo học tại các trường NCL ở nông thôn là con em nông dân. Con em các gia đình khá giả ở nông thôn thường có điều kiện học tập tốt và dễ thi vào trường công hoặc cha mẹ “có cách” để các em được vào trường công lập. Chỉ có con em nhà nghèo, học kém mới vào trường dân lập. Và vì thế, các em không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ cho người nghèo như miễn giảm học phí, miễn phí xây trường, cấp sách giáo khoa, cấp kinh phí ăn ở... là những thứ mà chỉ ở trường công lập mới có. (Theo Trung tâm Hội nhập và phát triển)


Ý kiến của bạn về vấn đề này hoặc có thắc mắc, xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn

Kenhtuyensinh

Theo: báo Lao Động

tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, ti le choi, tỉ lệ chọi 2013, tư vấn tuyển sinh, tư vấn chọn trường,tuyển sinh khối a1, diem thi, diem thi dai hoc, diem chuan, diem chuan dai hoc, diem thi tot nghiep, dap an de thi tot nghiep, dap an de thi dai hoc