TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - THÔNG TIN TUYỂN SINH - GIÁO DỤC

Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và ngân hàng

Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và ngân hàng giúp học viên có phẩm chất chính trị vững vàng; nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo, có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngân hàng; có đủ trình độ tiếng Anh để sử dụng khi nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

 

dao tao thac si, thac si, trinh do thac si, bang thac si, thac si tai chinh, thac si nganh ngan hang, chuyen nganh tai chinh, dai hoc ngoại thương, sau dai hoc

 

Tên chương trình:            Tài chính và ngân hàng

Trình độ đào tạo:             Thạc sĩ

Ngành đào tạo:     Kinh doanh và quản lý

Chuyên ngành:     Tài chính và ngân hàng

Mã số:                             60.34.20

Loại hình đào tạo:            Tập trung, không tập trung

1. Mục tiêu đào tạo:


Mục tiêu cụ thể:

- Về phẩm chất chính trị:

+ Có phẩm chất chính trị vững vàng, nắm vững những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Có phương pháp luận và tư duy khoa học, sáng tạo.

- Về năng lực:

Học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

+ Tư duy tổng hợp về kinh tế, nắm vững kiến thức về tài chính và ngân hàng, các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, quản lý tài sản và quản trị kinh doanh.

+ Năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

+ Kỹ năng thực hành ở mức độ thành thạo để tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

+ Nghiên cứu, hoạch định chính sách và chiến lược tài chính và ngân hàng ở các viện nghiên cứu, các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước và tham gia lập dự án, thẩm định các dự án tài chính và ngân hàng của các tổ chức kinh tế quốc tế.

+ Xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hay trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế.

+ Đáp ứng được những yêu cầu và tiêu chuẩn đào tạo của chương trình đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề Ngân hàng viên Chuyên nghiệp (Chartered Institute of Bankers - CIB), được trang bị đầy đủ kiến thức để làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, đào tạo về tài chính và ngân hàng, các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và phụ trách tài chính tại các doanh nghiệp.

+ Đảm nhận được trọng trách về tài chính và ngân hàng của các doanh nghiệp, ngân hàng Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế của Việt Nam, khu vực và quốc tế.

+ Giảng dạy chuyên sâu về tài chính và ngân hàng ở bậc đại học tại các trường trong và ngoài nước.

+ Tiếp tục nghiên cứu, học tập lên bậc tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước về lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

- Về kiến thức:

+ Mở rộng, nâng cao và cập nhật cho học viên các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học về tài chính và ngân hàng.

+ Trang bị mới theo hướng chuyên sâu cho học viên kiến thức chuyên ngành tài chính và ngân hàng.

+ Trang bị kiến thức thực tiễn cho học viên thông qua giải quyết các bài tập tình huống.

- Về kỹ năng:

+ Nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá của học viên đối với các vấn đề về tài chính và ngân hàng, đặc biệt là những vấn đề tài chính và ngân hàng trong môi trường kinh doanh quốc tế và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phát triển kỹ năng nghiên cứu độc lập của học viên đối với các vấn đề tài chính và ngân hàng đồng thời nâng cao kỹ năng ứng dụng, để giải quyết các vấn đề thực tiễn tài chính và ngân hàng của các doanh nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức trong và ngoài nước.

+ Trang bị kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành và các phương tiện điện tử phục vụ hoạt động kinh doanh.

2. Thời gian đào tạo: 2 năm (3 kỳ học, 1 kỳ viết luận văn)

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá tính bằng tín chỉ: 50

3.1 Kiến thức chung - 7 tín chỉ

3.2 Kiến thức cơ sở và chuyên ngành - 33 tín chỉ

3.3. Luận văn thạc sĩ - 10 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh:

a) Điều kiện văn bằng:

- Có bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, gồm các chuyên ngành thuộc ngành Tài chính Ngân hàng, cụ thể: chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Ngân hàng, Tài chính, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Phân tích và Đầu tư Tài chính, Đầu tư, Đầu tư quốc tế, Đầu tư chứng khoán, Bảo hiểm…


- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành đăng ký dự thi, gồm các ngành sau: Quản lý kinh tế, Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Quản lý và phân tích thông tin kinh tế, Quản lý nguồn nhân lực, Thương mại...


-  Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy của các trường đại học các nhóm ngành: Ngoại ngữ kinh tế, Công nghệ thông tin, Công nghệ chế biến, Kỹ thuật – Công nghệ, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Xây dựng và Kiến trúc, Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Vận tải,… .


b) Điều kiện thâm niên công tác:

+ Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

+ Những trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính từ ngày Hiệu trưởng ký công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi).

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

5.1. Quy trình đào tạo:

Hình thức và thời gian đào tạo:

Chương trình Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng được đào tạo theo tín chỉ.

Do đối tượng học viên phần lớn đang làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ sở đào tạo đại học, các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý kinh tế, các tổ chức quốc tế, vì vậy Trường Đại học Ngoại thương chọn hình thức học không tập trung thời gian đào tạo là 2 năm, một năm học viên được tập trung thành hai kỳ, một kỳ tập trung 3 tháng, tổng số 3 kỳ học tập trung và một kỳ viết luận văn thạc sỹ. Các lớp học được tổ chức vào các buổi tối cho phù hợp với đối tượng người học. Tuy nhiên, nếu số lượng học viên đăng ký học ban ngày đủ để tổ chức lớp học, nhà trường sẽ bố trí cả lớp học vào ban ngày.

Cách thức tổ chức, quản lý các khoá học:

Những căn cứ để quản lý:

-   Quy chế đào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-   Nội quy của Nhà trường, kế hoạch giảng dạy và học tập cho toàn khoá học và cho từng năm học của nhà trường.

Cách thức tổ chức quản lý:

-   Khoa sau đại học quản lý chương trình kế hoạch đào tạo và việc thực hiện chương trình kế hoạch đào tạo; quản lý về nhân sự đối với học viên và kết quả học tập của học viên.

-   Phương pháp giảng dạy được áp dụng sẽ là gợi mở kết hợp với các bài tập tình huống, giảm thời gian dạy lý thuyết, tăng thời lượng cho thực hành nhằm phát huy khả năng nghiên cứu và tự nghiên cứu của học viên.

-   Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại cho giảng dạy và nghiên cứu, chủ động khai thác hệ thống tư liệu của thư viện và mạng thông tin để phục vụ cho đào tạo sau đại học.

-   Gắn hoạt động đào tạo SĐH với hoạt động khoa học công nghệ của nhà trường.

5.2. Điều kiện tốt nghiệp:

-   Trong thời gian đào tạo là 2 năm (hệ không tập trung), học viên phải hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học đúng thời hạn quy định theo chương trình, kế hoạch của cơ sở đào tạo, hoàn thành luận văn và bảo vệ thành công trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ của cơ sở đào tạo trong kỳ tập trung cuối cùng.

-   Học viên phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nghĩa vụ, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, không vi phạm bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

6. Thang điểm: 10/10 cho các môn học

7. Nội dung chương trình

Mã môn học

Tên môn học

Số

tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Giờ lên lớp

Tự học, tiểu luận, bài tập lớn

Bằng chữ

Bằng số

Lý thuyết

Bài tập, Thảo luận

 

 

Phần 1: Kiến thức chung

(General Knowledge)

7

 

 

 

TRI

602

Triết học

(Philosophy)

3

30

 

60

TAN

601

Tiếng Anh

(English)

4

30

30

60

 

 

Phần 2: Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

(Basic and Professional Knowledge)

33

 

 

 

I

 

Nhóm các môn cơ sở ngành

(Basic courses)

12

 

 

 

I.1

 

Nhóm các môn bắt buộc

(Core courses)

6

 

 

 

TCH

601

Kinh tế học tài chính

(Financial Economics)

3

30

 

60

TCH

603

Phương pháp lượng cho tài chính

(Quantitative Methods for Finance)

3

30

 

60

I.2

 

Nhóm các môn tự chọn – chọn 2 trong số 4 môn sau

(Electives)

6

 

 

 

NHA

601

Ngân hàng và thị trường vốn

(Banking and Capital Markets)

3

30

 

60

PLU

602

Quy định và Pháp luật trong tài chính

(Financial Law and Regulations)

3

30

 

60

KET

602

Kế toán tài chính

(Financial Accounting)

3

30

 

60

PPH

601

Phương pháp NCKH và GDĐH

(Research Methods and Higher Education Methodologies)

3

30

 

60

II

 

Nhóm các môn chuyên ngành

(Professional courses)

21

 

 

 

II.1

 

Nhóm các môn bắt buộc

(Core courses)

12

 

 

 

TCH

602

Tài chính doanh nghiệp

(Corporate Finance)

3

30

 

60

NHA

602

Quản trị ngân hàng thương mại

(Banking Management)

3

30

 

60

TCH

613

Tài chính quốc tế

(International Finance)

3

30

 

60

TCH

604

Quản trị rủi ro

(Risk Management)

3

30

 

60

II.2

 

Nhóm các môn tự chọn - chọn 3 trong số 9 môn

(Electives)

9

 

 

 

TCH

605

Phân tích tài chính

(Financial Analysis)

3

30

 

60

DTU

604

Phân tích và quản trị đầu tư

(Investment Analysis and Management)

3

30

 

60

DTU

602

Hợp đồng tương lai và quyền chọn

(Futures and Options)

3

30

 

60

TCH

615

Tài trợ th­ương mại quốc tế

(International Trade Finance)

3

30

 

60

KTE

606

Kinh tế lượng tài chính

(Financial Econometrics)

3

30

 

60

KTE

610

Kinh tế quốc tế

(International Economics)

3

30

 

60

 

 

Phần 3: Luận văn thạc sỹ

(Thesis)

10

 

 

 

 

 

Tổng cộng

(Total number of credits)

 

 

 

 



8. Kế hoạch giảng dạy: theo kế hoạch chung của Nhà trường

9. Mô tả nội dung chương trình đào tạo

9.1. Các môn học

9.1.1. Triết học

- Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng bằng việc chỉ ra nội dung cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong lịch sử.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu phổ biến, tức là phương pháp biện chứng duy vật. Đó là hệ thống lý luận được hình thành trên cơ sở các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. Phương pháp này đòi hỏi tính khách quan của sự xem xét, tính toàn diện, nguyên tắc phát triển, tính thống nhất giữa logic và lịch sử.

9.1.2. Tiếng Anh

- Củng cố những kiến thức ngữ pháp cơ bản đã học ở chương trình đào tạo cử nhân, cung cấp bổ sung cho học viên vốn từ vựng và kiến thức của tiếng Anh trong kinh doanh và thương mại. Nội dung bao gồm nhiều chủ đề khác nhau: Các loại hình công ty và tổ chức công ty, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh như tài chính, ngân hàng, maketing, thương mại quốc tế…

- Luyện nâng cao các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho từng học viên so với chương trình đã học ở bậc cử nhân. Bốn kỹ năng trên được vận dụng tuỳ theo từng chủ đề.

9.1.3. Kinh tế học tài chính

Bổ sung những khái niệm cơ bản của kinh tế học tài chính tập trung vào các lý thuyết thông tin bất cân xứng, phân phối tín dụng, và xung đột lợi ích. Sau khi kết thúc học phần học viên sẽ có khả năng áp dụng các mô hình kinh tế học vào giải các bài toán tài chính; mô tả hành vi của doanh nghiệp và khách hàng trong lĩnh vực tài chính; giải thích các mô hình kinh tế học ứng dụng trong xác định lãi xuất tín dụng, thẩm định tín dụng, và giám sát quản lý tín dụng. Bên cạnh đó học viên sẽ hiểu được vai trò của lợi suất và rủi ro trong đầu tư tài chính; phương pháp định giá tài sản và lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu.

9.1.4. Phương pháp lượng cho tài chính

Môn học trang bị cho học viên những kiến thức và công cụ định lượng để có thể nắm bắt và dự báo được biến động của các đại lượng và chỉ tiêu tài chính. Học viên cần nắm được các phương pháp xác suất thống kê và kinh tế lượng và áp dụng được để phân tích và dự báo lợi suất cũng như rủi ro của các tài sản tài chính. Do không phải tất cả các học viên đều đã được trang bị các kiến thức định lượng ở bậc đại học nên môn học này cần được truyền tải một cách hiệu quả nhất sao cho học viên với mức độ kiến thức định lượng nền tảng khác nhau có thể lĩnh hội.

9.1.5. Ngân hàng và thị trường vốn

- Môn học kiểm chứng những nguyên lý, tính chất của hệ thống ngân hàng và thị trường vốn. Trên cơ sở đó, tìm hiểu vai trò của ngân hàng và thị trường vốn trong nền kinh tế.

- Môn học tập trung vào những kiến thức khoa học cả về mặt lý thuyết và thực tiễn được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu mới về ngân hàng. Những kiến thức đó chưa được hình thành hay kiểm chứng một cách đầy đủ, do đó học viên sẽ có cơ hội xem xét và thảo luận từ nhiều khía cạnh, quan điểm khác nhau.

9.1.6. Quy định và Pháp luật trong tài chính

- Nâng cao cho học viên những kiến thức cơ bản về pháp luật tài chính – ngân hàng, từ đó, giúp học viên có sự hiểu biết chung về đối tượng điều chỉnh, về nguyên tắc của pháp luật tài chính - ngân hàng cũng như về nội dung cơ bản và nội dung những vấn đề mà pháp luật tài chính - ngân hàng đang hướng tới trong điều kiện Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trang bị cho người học phương pháp tiếp cận lĩnh vực pháp luật đặc thù: Pháp luật tài chính – ngân hàng.

Sau khi học xong môn học, người học phải nắm vững những vấn đề sau đây:

- Cách hiểu, cách tiếp cận với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tài chính - ngân hàng: Khái niệm, chủ thể, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc và nội dung điều chỉnh.

- Hiểu một cách tương đối và cụ thể lĩnh vực tài chính, lĩnh vực ngân hàng từ góc độ điều chỉnh của pháp luật.

- Tài chính và ngân hàng là hai lĩnh vực hoạt động vừa có tính độc lập, vừa có sự tác động hữu cơ, vì vậy, pháp luật tài chính – ngân hàng có thể được phân tách thành hai bộ phận, hai “nhánh” nhưng cũng có khi phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ khi xây dựng pháp luật điều chỉnh.

- Nắm được vai trò của pháp luật tài chính – ngân hàng với ý nghĩa là lĩnh vực (ngành) pháp luật độc lập, thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

9.1.7. Kế toán tài chính

Với môn học Kế toán tài chính, các học viên cao học sẽ hiểu rõ các nghiệp vụ kinh tế tài chính (KT-TC) phát sinh trong doanh nghiệp, phương pháp phản ánh, theo dõi, quản lý các nghiệp vụ KT-TC đó phù hợp với Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán của Việt nam, hệ thống kế toán doanh nghiệp, cơ chế tài chính của Nhà nước. Học viên sẽ lập được các báo cáo tài chính và hiểu được ý nghĩa của các thông tin do các báo cáo tài chính đó cung cấp. Học cũng sẽ được tìm hiểu hệ thống kế toán của quốc tế đồng thời vận dụng so sánh với hệ thống kế toán của Việt Nam.

Trong chương trình đại học, với môn Nguyên lý kế toán và kế toán doanh nghiệp, các học viên đã được cung cấp các kiến thức nền tảng, cơ bản nhất về kế toán, đặc biệt là hệ thống các phương pháp kế toán và việc vận dụng các phương pháp kế toán này để kế toán các nghiệp vụ kinh doanh thương mại. Môn học Kế toán Tài chính trong chương trình Cao học sẽ bổ sung mảng kiến thức quan trọng về kế toán các nghiệp vụ đầu tư - huy động vốn và về lập các báo cáo tài chính.

9.1.8. Phương pháp NCKH và GDDH

- Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống về những vấn đề chung về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, về nghiên cứu khoa học, nội dung và các phương pháp nghiên cứu khoa học, tiến trình triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học và phổ biến kết quả NCKH.

- Phương pháp chủ đạo của môn học là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cả Triết học Mác – Lê Nin với những nguyên tắc, quan điểm được vận dụng cho từng chương, từng phần cụ thể.

9.1.9. Tài chính doanh nghiệp

Môn học Tài chính doanh nghiệp nghiên cứu các quyết định tài chính của doanh nghiệp trong mối quan hệ giá trị với các bên liên quan. Trước hết, để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, môn học trang bị cho học viên cao học các kiến thức chuyên sâu về mục tiêu quản trị tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu cũng như các kỹ năng phân tích tài chính nâng cao dựa trên hệ thống báo cáo tài chính để làm cơ sở cho việc ra quyết định. Tiếp theo, môn học phân tích 3 nội dung chính của tài chính doanh nghiệp: đầu tư, tài trợ dài hạn và quản lý vốn ngắn hạn. Quyết định đầu tư được đề cập trên cơ sở đi sâu phân tích một cách cập nhật nhất các phương pháp thẩm định cơ hội và dự án đầu tư, và nêu bật sự tương hợp của các phương pháp đó với mục tiêu của tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, các phân tích còn tập trung vào vấn đề định lượng rủi ro của các cơ hội và dự án cũng như mối quan hệ giữa chúng để đưa ra quyết định đầu tư. Vấn đề tài trợ của doanh nghiệp được phân tích qua 3 nội dung: nguồn vốn dài hạn, cơ cấu vốn và chính sách cổ tức. Quản lý vốn ngắn hạn tập trung chủ yếu vào quản lý ngân gũy và quản lý tín dụng.

9.1.10. Quản trị ngân hàng thương mại

-   Trước khi bắt đầu môn học Quản trị ngân hàng thương mại, học viên cần hoàn thành các môn học: Thị trường tài chính và các định chế tài chính, Ngân hàng thương mại. Môn học sẽ trang bị cho học viên những kiến thức và công cụ cần thiết về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trong môn học có kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn từ cả phía các ngân hàng lẫn các đơn vị kinh doanh. Môn học đặc biệt quan tâm đến các nguyên lý, quy trình, ý nghĩa và trách nhiệm quản trị rủi ro trong các tình huống khác nhau xảy ra trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động quản trị được thực hiện với hầu hết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư... Một số mô hình quản trị rủi ro cũng được giới thiệu giúp học viên hiểu rõ hơn quy trình tổng thể hoạt động quản trị rủi ro mà ngân hàng thực hiện như mô hình ALM (quản trị rủi ro tài sản nợ - tài sản có), mô hình quản trị rủi ro đơn lẻ, mô hình xếp hạng tín dụng, mô hình RAROC ... Sau khi học xong môn học, học viên có thể dự đoán những vấn đề về rủi ro mà họ có thể gặp phải trong công việc của mình, hiểu và ứng dụng được các phương pháp, cách thức quản trị rủi ro để từ đó có thể tự tin giải quyết các tình huống đó.

9.1.11. Tài chính quốc tế

Môn học được thiết kế nhằm cung cấp một tổng quan về các khía cạnh vĩ mô của tài chính quốc tế, tức là giới thiệu về môi trường vĩ mô mà các công ty đa quốc gia đang hoạt động. Tài chính quốc tế, xét theo nghĩa rộng, đề cập đến các mối quan hệ về tiền tệ và kinh tế vĩ mô (kinh tế học tiền tệ quốc tế) giữa các nước. Môn học này giới thiệu các nội dung cơ bản về tỉ giá hối đoái và cân thanh toán quốc tế - là hai nội dung quan trọng mà bất cứ chủ thể nào hoạt động trong môi trường quốc tế đều phải đối mặt, thị trường ngoại hối và thị trường tài chính quốc tế, hệ thống tiền tệ và các chủ thể là các định chế tài chính quốc tế, và các vấn đề của hệ thống tiền tệ trong thời gian gần đây. Những nội dung này sẽ được áp dụng để phân tích và giải thích nguyên nhân và bản chất của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.

9.1.12. Quản trị rủi ro

Môn học Quản trị rủi ro được học sau khi học viên đã có kiến thức của các môn: Kinh tế lượng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Kế toán tài chính, Ngân hàng thương mại. Môn học Quản trị rủi ro sẽ bổ sung và nâng cao cho học viên những kiến thức và công cụ cần thiết nhằm phát hiện, đo lường và hạn chế các rủi ro tài chính trong khi vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh.

Rủi ro trong tài chính rất đa dạng và phức tạp, các rủi ro thường xảy ra cùng lúc và có ảnh hưởng lẫn nhau, như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường... Vì vậy, các công cụ đo lường rủi ro cũng đòi hỏi phải phân tách được phạm vi cũng như mức độ tác động của các loại rủi ro này. Các công cụ đo lường rủi ro thường dùng trong tài chính như mô hình VAR, dùng phương pháp stress test… Sau khi đo lường rủi ro, môn học sẽ giới thiệu các phương pháp quản trị rủi ro bằng các công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi. Đặc biệt, môn học tập trung nghiên cứu các kĩ thuật sử dụng các công cụ này phục vụ mục tiêu phòng ngừa rủi ro, và cách đánh giá hiệu quả phòng ngừa rủi ro với từng hợp đồng cụ thể. Bên cạnh đó, các kĩ thuật mới nhằm kết hợp hai hay nhiều công cụ phái sinh để tạo ra chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn cũng được giới thiệu trong môn học này.

Quản trị rủi ro có vai trò rất quan trọng với các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế nói chung bao gồm các định chế tài chính, các doanh nghiệp và các cá nhân. Chính vì vậy, môn học này có ý nghĩa lớn trong toàn bộ chương trình đào tạo, giúp học viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về rủi ro cũng như cách thức quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính của mình.

9.1.13. Phân tích tài chính

Phân tích tài chính trang bị những kiến thức cơ bản, các kỹ năng cần thiết về phân tích, đánh giá, thu nạp những thông tin về hoạt động tài chính của các doanh nghiệp hàm chứa trong các báo cáo tài chính, phục vụ cho việc xử lý và ra các quyết định tài chính.

Môn học giúp học viên hiểu được:

- Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

- Vận dụng kiến thức đã học có thể phân tích tình hình tài chính của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

9.1.14. Phân tích và quản trị đầu tư

Môn học cung cấp các công cụ giúp học viên hiểu và nắm được một cách hệ thống các phương pháp phân tích, định giá, và đầu tư vào cổ phiếu; các tài sản có thu nhập cố định, các tài sản phái sinh, và các loại tài sản khác. Học viên cần nắm được những vấn đề chuyên sâu về các loại cổ phiếu, trái phiếu, tài sản phái sinh, và các tài sản khác. Hiểu bản chất và quy luật vận động của giá cổ phiếu, trái phiếu, tài sản phái sinh, và các loại tài sản khác. Vận dụng những kỹ thuật và phương pháp cơ bản để xác định giá trị của cổ phiếu, trái phiếu, tài sản phái sinh, và các tài sản khác. Đây là một trong bốn nội dung cơ bản nhất của chương trình đào tạo cấp chứng chỉ Phân tích Tài chính Chuyên nghiệp (CFA) liên quan tới nội dung định giá tài sản.

9.1.15. Hợp đồng tương lai và quyền chọn

Môn học giới thiệu 2 công cụ phái sinh chủ yếu là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn và vai trò của chúng trong đầu tư và quản trị tài chính, đặc biệt trong quản trị rủi ro, từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn. Ngoài ra, môn học cũng giúp học viên hiểu được cơ cấu thị trường liên quan đến 2 loại công cụ phái sinh này cũng như là các phương pháp định giá chúng.

9.1.16. Tài trợ thương mại quốc tế

Môn học Tài trợ Thương mại quốc tế trang bị cho học viên những kiến thức lý luận và thực hành nâng cao về các nghiệp vụ Tài trợ thương mại quốc tế. Đặc biệt môn học cũng nghiên cứu các xu hướng phát triển mới của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế trên thế giới nhằm định hướng  triển khai ứng dụng cho Việt Nam. Học viên cũng được trang bị cơ sở phương pháp luận để  tính toán các chi phí và rủi ro trong việc lựa chọn các hình thức tài trợ có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế trong một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ.

9.1.17. Kinh tế lượng tài chính

Kinh tế lượng tài chính là môn học giao thoa giữa thống kê toán và tài chính. Môn học giới thiệu các kỹ thuật thống kê toán và mô hình hóa đặc biệt phù hợp để phân tích dữ liệu tài chính liên quan tới kiểm chứng mô hình, lý thuyết tài chính; ước lượng mức biến động giá tài sản tài chính, mô hình định giá tài sản, định giá công cụ phái sinh, mối quan hệ lợi suất – rủi ro…

9.1.18. Kinh tế quốc tế

Trước khi tham gia môn học này, học viên phải hoàn thành môn học Kinh tế chính trị, Kinh tế vi mô I. Học viên sẽ được trang bị kiến thức về lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo và của Hecksher-Ohlin, về các lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại, về mối quan hệ giữa thương mại và phân phối thu nhập, giữa thương mại, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Học viên cũng sẽ được trang bị kiến thức về di chuyển các yếu tố sản xuất như vốn và lao động trên qui mô quốc tế. Môn học trang bị cho học viên những kiến thức về các lý thuyết thương mại từ cổ điển đến hiện đại, trong đó có phân tích cơ sở và lợi ích của thương mại quốc tế. Sau  khi ra trường người học sẽ có những kiến thức kinh tế tổng quan, từ đó tạo lợi thế nhất định cho người học tìm được công việc trong các trung tâm nghiên cứu, công ty liên doanh

9.2. Luận văn thạc sĩ

Điều kiện để học viên được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận văn:

+ Đang không bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đã hoàn thành chương trình đào tạo, không môn nào dưới 5 điểm

+ Luận văn được hoàn thành theo đúng tiến độ của khóa học, được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ.

Luận văn phải đáp ứng được yêu cầu chung về nội dung và hình thức của Quy chế về đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ GD&ĐT, Quy định về đạo tạo sau đại học của Trường ĐHNT.

10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn

Nơi tốt nghiệp ĐH/SĐH

Môn học giảng dạy

Hoàng Văn Châu

1955

GS, TS

ĐHNT/LB Nga

Quản trị rủi ro

Nguyễn Thị Mơ

1949

GS, TS

ĐH Tổng hợp Lômônôxốp LX (ĐH và SĐH)

Quy định và Pháp luật trong tài chính

Nguyễn Thị Quy

1954

PGS, TS

Học viện NT Matxcova(LX), ĐH Sư phạm/ ĐHKTQD

Tài trợ thư­ơng mại quốc tế, Tài chính quốc tế

Nguyễn Đình Thọ

1974

PGS, TS

ĐHNT/ĐH Tổng hợp Luân đôn (Anh)

Kinh tế học tài chính, Quản trị rủi ro, Phân tích tài chính, Phân tích và quản trị đầu tư, Hợp đồng tương lai và quyền chọn

Đỗ Thị Loan

1952

PGS, TS

ĐHNT/ĐHNT

Tiếng Anh

Đặng Thị Nhàn

1970

PGS, TS

ĐHNT/ĐHNT

Tài trợ thương mại quốc tế, Tài chính quốc tế

Từ Thúy Anh

1973

TS

ĐHNT/ĐH Bang Iowa -Mỹ

Kinh tế quốc tế, Kinh tế lượng tài chính

Đoàn Văn Khái

1955

PGS, TS

ĐH Tổng hợp Leningrat (LX),ĐHNT/Viện triết học

Triết học

Nguyễn Thị Hiền

 

TS

ĐHSP/ĐHSP (Nga)

Phư­ơng pháp luận NCKH & GDĐH

10.

Tăng Văn Nghĩa

1965

PGS, TS

ĐHLuật/ ĐHTH Göttingen (Đức)

Quy định và Pháp luật trong tài chính

11.

Bùi Ngọc Sơn

1960

PGS,TS

ĐHNT,Luật/ĐHNT

Quy định và Pháp luật trong tài chính

12.

Trần Thị Kim Anh

1972

TS

ĐHNT/ĐH Paris Dauphine - Pháp/ĐHNT

Kế toán tài chính

13.

Đào Thị Thu Giang

1972

TS

ĐHTM/ĐH Deakin - Úc/ĐHKTQD

Kế toán tài chính

14.

Nguyễn Việt Dũng

1974

TS

ĐHNT/CFVG; ĐH Rennes (Pháp)/ĐH Paris I (Pháp)

Phương pháp lượng cho tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Phân tích tài chính

15.

Bùi Thị Lý

1972

PGS, TS

ĐHNT/ĐHNT

Kinh tế quốc tế

16.

Nguyễn Quang Minh

1959

TS

ĐHNT/ĐHNT

Kinh tế quốc tế

17.

Nguyễn Thục Anh

1974

TS

ĐHNT/ĐH Hawaii – Mỹ

Kế toán tài chính

18.

Mai Thu Hiền

1976

TS

ĐHNT/ĐHTH Halle (Đức)

Tài chính quốc tế, Hợp đồng tương lai và quyền chọn

19.

Nguyễn Thị Hiền

1977

TS

ĐHKTQD/ĐHNT

Ngân hàng và thị trường vốn, Quản trị ngân hàng thương mại

20.

Nguyễn Phúc Hiền

1975

TS

ĐKTD/ĐHTH Leipzig (Đức)

Tài chính quốc tế

21.

Trần Thị Lương Bình

1979

TS

Matxcơva, Nga

Tài chính quốc tế, Tài trợ thương mại quốc tế



11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập:

Nhà trường hiện có:

-   79 phòng học lý thuyết và phòng học ngoại ngữ, mỗi phòng từ 20-60m2, có đầy đủ bàn, ghế, bục giảng, điện chiếu sáng, thiết bị âm thanh.

-   13 phòng học đa phương tiện, được trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại, có đầy đủ bàn, ghế, bục giảng, điện chiếu sáng.

-   Có 4 phòng lab với đẩy đủ thiết bị thực hành tiếng.

-   Có 6 phòng học vi tính, mỗi phòng được trang bị 20 máy tính thực hành.

-   Có 1 phòng khai thác mạng với trên 40 máy tính được kết nối mạng Internet.

-   Có 1 phòng đọc đa năng với trên 20 máy tính thực hành.

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình

12.1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, được thiết kế theo mô hình đơn ngành và tuân thủ các quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12.2. Chương trình được hoạch định theo hướng học lý thuyết kết hợp với thực hành theo tỷ lệ như sau: 60-70% thời lượng học lý thuyết trên lớp và 30-40% thời lượng dành cho tự nghiên cứu và làm bài tập.

12.3. Điều kiện thực hiện chương trình

Về giáo viên: giáo viên tham gia giảng dạy phải có trình độ từ tiến sĩ trở lên (trừ môn ngoại ngữ), có kinh nghiệm giảng dạy sau đại học, đã qua bồi dưỡng sư phạm và yêu nghề. Ngoài giáo viên cơ hữu, nhà trường còn mời các nhà khoa học từ các trường, viện nghiên cứu.

Về cơ sở vật chất: có đủ và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng học lý thuyết, thực hành, phòng tin học, ngoại ngữ, thiết bị dụng cụ... Thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí, để giáo viên và học viên nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Mặt khác, liên kết với một số cơ sở kinh doanh có uy tín để bố trí giáo viên, học viên tham gia thực tập, tham quan, khảo sát.

Về người học: phải yêu nghề, tích cực thực hiện phương pháp tự nghiên cứu học tập.

Khi tổ chức thực hiện chương trình: yêu cầu tôn trọng tính lôgíc giữa các môn học.

Về phương pháp giảng dạy: chủ yếu áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên là trung tâm. Giờ học thực hành có thể áp dụng các hình thức: thảo luận nhóm, thực hành tại cơ sở thực hành của trường, khảo sát thực tế và viết tiểu luận.

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Đại học Ngoại Thương