Định hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2018 - Ảnh 1 Tuyển sinh 2014, quy chế tuyển sinh, thi tốt nghiệp THPT, điểm thi

Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD-ĐT chủ trương vẫn giữ hai phần (chung và riêng) như năm trước, tuy nhiên cũng có những điều chỉnh nhằm chuyển dần theo hướng kiểm tra năng lực học sinh - PGS.TS Mai Văn Trinh, cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, khẳng định.\

Trao đổi với phóng viên về định hướng ra đề thi năm nay, ông Mai Văn Trinh cho biết: Thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục tất yếu sẽ dẫn đến đổi mới về đề thi theo hướng đánh giá năng lực của học sinh. Tuy nhiên, do học sinh chưa được tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông theo quan điểm đổi mới, nên về cơ bản đề thi vẫn bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình - sách giáo khoa hiện hành.

Như vậy, đề thi sẽ tăng thêm những câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh?

Để từng bước tiếp cận với đánh giá năng lực của người học, trong đề thi tự luận năm nay sẽ tăng cường các câu hỏi nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của học sinh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, khắc phục tình trạng học sinh giải quyết vấn đề một cách máy móc theo khuôn mẫu có sẵn, hạn chế việc ra các câu hỏi yêu cầu học sinh phải nhớ máy móc các con số và sự kiện, nhất là với các môn khoa học xã hội.

Định hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014

Định hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014

Với các đề thi theo hình thức trắc nghiệm, sẽ tăng tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu ở mức độ vận dụng kiến thức tổng hợp, giảm thiểu khả năng đoán mò của thí sinh.

Năm nay Bộ GD-ĐT có tăng cường định hướng ra đề thi tốt nghiệp năm 2014 theo hướng mở không? Ngoài môn ngữ văn, những môn thi nào có khả năng và điều kiện ra theo hướng mở hoặc gắn với thông tin thời sự? Bộ GD-ĐT có chỉ đạo gì mới trong việc chấm thi những câu hỏi mở?

Không riêng môn ngữ văn, các môn đều có thể ra đề theo hướng mở, gắn với các thông tin thời sự nhưng các môn khoa học xã hội và nhân văn thì có ưu thế hơn về mặt này. Dù là đề mở nhưng vẫn phải có đáp án, trong đáp án cần xác định những yêu cầu cơ bản mà thí sinh cần đạt được. Tuy nhiên, đây là đáp án mở. Vì là câu hỏi mở nên thí sinh không bị ép buộc vào cách trả lời theo khuôn mẫu có sẵn, trái lại các em được trình bày vấn đề theo quan điểm cá nhân với khả năng sáng tạo và lập luận phong phú của mỗi thí sinh, phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và năng lực từng em. Đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với thí sinh; những bài thi xuất sắc sẽ được cho điểm cao, những bài thật xuất sắc sẽ đạt điểm tối đa.

Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT cách thức, nội dung thi môn ngoại ngữ trong các kỳ thi tốt nghiệp trước chưa đáp ứng yêu cầu kiểm tra năng lực toàn diện môn ngoại ngữ của học sinh. Vậy trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tới, Bộ GD-ĐT có cải tiến gì về nội dung thi môn này để giải quyết một phần bất cập trên không?

Trong những năm qua môn ngoại ngữ được thi theo hình thức trắc nghiệm thông qua một bài thi với thời gian làm bài 60 phút. Cách thức thi như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu tác động nâng cao chất lượng dạy và học vì chưa đánh giá đủ các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Trước mắt, trong năm tới đề thi ngoại ngữ sẽ gồm hai phần là trắc nghiệm (như trước) và có thêm phần bài luận. Bộ sẽ xem xét tăng thêm thời gian làm bài thích hợp.

Thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có thay đổi so với mốc thời gian đã công bố đầu năm học không, thưa ông?

Với sự chủ động, tính toán kỹ càng, chuẩn bị đầy đủ những điều kiện và quyết định có trách nhiệm với gần 1 triệu học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp, sẽ không cần thiết phải thay đổi so với mốc thời gian đã công bố đầu năm học.

Để bắt kịp với những đổi mới trong phương thức tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp, theo cục trưởng, nội dung đề thi các năm tiếp theo có thay đổi gì lớn không? Học sinh lớp 10, 11 hiện nay cần bắt đầu chuẩn bị những gì cho thay đổi của các kỳ thi kế tiếp?

Những điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp THPT nếu được quyết định lần này sẽ được duy trì ổn định đến khi bắt đầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình - sách giáo khoa mới. Nếu phương án được các trường và dư luận xã hội ủng hộ, bộ sẽ áp dụng ngay từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Do đó học sinh lớp 10, 11 hiện nay cần tìm hiểu phương thức thi tốt nghiệp THPT mới để có những chuẩn bị cần thiết. Trong khi nỗ lực học tập các môn có trong chương trình để đạt được yêu cầu phổ thông theo chuẩn thì các em cần xác định đúng năng lực, sở trường của mình để phát huy thế mạnh của bản thân theo hướng tiếp cận nghề nghiệp trong tương lai.

Mặc dù chương trình - sách giáo khoa hiện hành chưa đạt được mức độ tích hợp cao nhưng vẫn có thể sử dụng các câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của từng môn hoặc ra các đề thi yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn ở mức độ nhất định và học sinh có thể đáp ứng được.

Những năm gần đây đề thi đã chú ý tiếp cận hướng đổi mới này để điều chỉnh cách dạy, cách học, nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết, tạo điều kiện để các em từng bước nâng cao năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

Theo báo Tuổi Trẻ