- Viện nghiên cứu cao cấp Princeton - Phần 1

- Viện nghiên cứu cao cấp Princeton - Phần 2

Sự kiện: Học viện quốc tế

Những năm tháng sau chiến tranh thế giới II

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Viện trưởng Frank Atdelotte gần về hưu. Hai nhà hảo tâm Bamberger và Fuld qua đời vào năm 1944, Flexner vẫn là một Ủy viên Ban ủy thác nhưng chỉ đóng vai trò rất nhỏ. Trong một thời gian ngắn, Viện nghiên cứu cao cấp từ chỗ có 1 khoa thành viên đã tăng thêm hai khoa nữa với nhu cầu tăng lên về nguồn lực tài chính, con người và không gian.

  

Aydelotte phải đấu tranh để cân bằng nhu cầu của hai trường mới với việc phát triển mạnh hơn nữa khoa toán. Ông cũng tìm lời khuyên về việc bổ nhiệm Viện trưởng thứ ba.

 

Robert Oppenheimer, nhà vật lý lý thuyết được đào tạo về văn học cổ điển, là một lựa chọn được ủng hộ tuyệt đối. Ông được chỉ định làm Viện trưởng và thành viên của khoa toán. Cho tới hiện nay, Oppenheimer vẫn là Viện trưởng tại vị lâu nhất của Viện (1947-1966).

 

Là một nhà lãnh đạo có cá tính, ông thu hút rất nhiều nhà vật lý lý thuyết tới làm việc trong lĩnh vực vật lý hạt và mở ra “Thời kỳ hoàng kim” của vật lý. Viện nghiên cứu trở thành trung tâm hàng đầu thế giới về phát triển vật lý năng lượng cao và lý thuyết trường (field theory). Cũng như Copenhagen vào những năm 20-30, Viện nghiên cứu cao cấp trở thành thánh địa Mecca cho các nhà vật lý lý thuyết. Trong số các nhà nghiên cứu ghé thăm Viện có những gương mặt như Pauli, Dirac, Hideki Yukawa và các nhà nghiên cứu trẻ như Murray Gell Mann, Geoffrey Chew, Francis Low, Yoichiro Nambu, Cecile Morette. Oppenheimer cũng bổ nhiệm những nhà vật lý trẻ vào khoa: Abraham Pais, Freeman Dyson, Tsung Dao Lee và Chen Ning Yang. Khi các nhà vật lý tại khoa toán đã đủ đông thì khoa Khoa học tự nhiên được thành lập vào năm 1966.

Princeton university, hoc bong du hoc my, thong tin du hoc my, tuyen sinh du hoc my, thu tuc du hoc my, kinh nghiem du hoc my, dai hoc quoc te

Thời kỳ chuyển giao

Sau khi Oppenheimer chết vì ung thư vòm họng, Carl Kaysen được chỉ định làm Viện trưởng thứ tư. Kaysen là nhà nghiên cứu kinh tế chính trị được đào tạo tại Harvard. Ông từng là trợ lý đặc biệt của Tổng thống Kennedy về các vấn đề an ninh quốc gia từ năm 1961-1963 và trở thành Viện trưởng cho tới năm 1976.

 

Đây cũng là giai đoạn chuyển giao của Viện. Những thành viên về vật lý mà Oppenheimer tập hợp trong lĩnh vực vật lý bắt đầu tản mát vào những năm 1960. Chỉ có hai giáo sư là Freeman Dyson và Tullio Regge còn ở lại. Trong khoảng 1967-1971, Kaysen bổ nhiệm 4 giáo sư: Marshall Rosenbluth - vật lý plasma, Stephen Adler và Roger Dashen- vật lý nhiệt độ cao, John Bahcall- vật lý thiên văn. Khi khoa Khoa học tự nhiên được thành lập năm 1966, 6 giáo sư vẫn ở lại khoa toán: Armand Borel, Kurt Godel, Harish Chandra, Deane Montgomery, Atle Selberg và Hassler Whitney. Năm 1969, Micheal Atiyah tham gia vào khoa tiếp theo đó là John Milnor và Robert Langlands.

 

Mở rộng nghiên cứu sang các lĩnh vực khác bao gồm các ngành xã hội là một phần trong ý tưởng của Flexner về Viện nghiên cứu cao cấp trong tương lai. Flexner hy vọng có thể tạo ra một thiên đường cho các học giả nghiên cứu về kinh tế và chính trị, tránh khỏi những sự biến đổi thất thường và những sức ép của thế giới bên ngoài.

Princeton university, hoc bong du hoc my, thong tin du hoc my, tuyen sinh du hoc my, thu tuc du hoc my, kinh nghiem du hoc my, dai hoc quoc te

Viện nghiên cứu cao cấp ngày nay

Trải qua ¾ thế kỷ XX, Viện nghiên cứu cao cấp đã kiểm chứng tầm nhìn của những người sáng lập. Từ một khoa ban đầu, Viện đã có thêm 3 thành viên mới. Những giá trị của Viện (tự do học thuật, theo đuổi tri thức cơ bản, không bị ràng buộc hoặc xem thường bởi những kế hoạch ngắn hạn, những xu thế thời thượng) đã được thử thách qua thời gian. Mục đích chính yếu của 4 khoa thành viên của Viện là tạo cho các học giả tài năng khắp nơi trên thế giới điều kiện thuận lợi về thời gian, tài chính để theo đuổi những nghiên cứu trong khi áp dụng tiêu chuẩn cao nhất về học bổng. Ứng viên của các khoa cũng chủ yếu mong muốn có thời gian tự do để thực hiện các nghiên cứu riêng của họ.

 

Những năm gần đây, Viện nghiên cứu cao cấp mở rộng nghiên cứu sang những lĩnh vực mới như khoa học máy tính, sinh học những lĩnh vực mà những tiến bộ phụ thuộc nhiều vào kiến thức sâu sắc của toán học và vật lý, hai ngành cơ bản mà Viện nghiên cứu cao cấp vốn có truyền thống ngay từ khi thành lập.

 

Mặc dù Viện vẫn giữ quy mô nhỏ song sự cam kết trong nghiên cứu đã tạo ra những kết quả vượt xa quy mô của Viện. Hơn 20 nhà khoa học đoạt giải Nobel đã từng gắn bó với Viện, ngoài ra còn có rất nhiều người đoạt giải Fields. Nhiều giáo sư và các thành viên trong Viện giành được các giải Wolf hoặc MacArthur. Nhiều viện nghiên cứu mới trên thế giới thành lập cũng lấy cảm hứng từ tầm nhìn của Flexner.

Thư viện khoa toán

Nếu các nhà nghiên cứu biết rõ điều họ sẽ làm trước khi tiến hành làm và bằng cách nào và khi nào họ có thể có được kết quả, đó không phải là cách họ đang thực sự làm nghiên cứu cơ bản. Những ý tưởng thực sự quan trọng – những ý trưởng thay đổi cách ta nghĩ và sống, được tìm thấy bởi những nhà nghiên cứu theo đuổi sự tò mò của họ trong những miền đất chưa từng biết đến hơn là những nghiên cứu có tính mục đích ban đầu. Do vậy, Viện nghiên cứu cao cấp đưa ra các cơ hội đặc biệt cho sự phát triển của các học giả, các nhà khoa học là một trong những mục đích chính của Viện. Truyền thống này bắt đầu với 23 thành viên của khoa toán vào năm 1933 và phát triển cho đến hiện nay Viện có thể đón tiếp hằng năm 190 thành viên từ các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trên toàn thế giới. Căn cứ chính để lựa chọn thành viên là sự kỳ vọng dựa trên thành tích đã đạt được của các nhà khoa học rằng thời gian họ ở Viện sẽ giúp họ đạt được kết quả có ý nghĩa và có chất lượng cao. Khoảng ½ thành viên của Viện ở ngoài nước Mỹ, đặc biệt là đối với khoa Khoa học tự nhiên, và nhiều người trong số họ lưu lại ở Viện 2-3 năm.

 

Viện nghiên cứu cao cấp có mối quan hệ chặt chẽ với trường Đại học Princeton. Viện khuyến khích những hoạt động hướng tới cộng đồng. Các trường thành viên có những chương trình dành cho các đối tượng bên ngoài Viện, ví dụ như chương trình toán học cho phụ nữ, chương trình vật lý lý thuyết dành cho sinh viên cao học và các nghiên cứu hậu tiến sĩ, chương trình thúc đẩy khoa học của các nước phát triển…

Princeton university, hoc bong du hoc my, thong tin du hoc my, tuyen sinh du hoc my, thu tuc du hoc my, kinh nghiem du hoc my, dai hoc quoc te

Cũng như nhiều cơ sở nghiên cứu khác, Viện nghiên cứu cao cấp phụ thuộc phần lớn vào các quỹ tài trợ. Nguồn thu của viện cùng với sự đóng góp của các cá nhân và công ty, từ tổ chức những người bạn của Viện nghiên cứu cao cấp và hiệp hội thành viên của Viện. Những khoản tiền hiến tặng mang lại cho Viện sự tự do và linh hoạt khi phải chọn lựa các hướng nghiên cứu và sự độc lập hiếm có.

 

Khi thành lập Viện, Abraham Flexner-Viện trưởng đầu tiên, đã mong muốn mời những bộ óc ưu tú nhất của thế giới tới Viện nghiên cứu cao cấp với lời hứa không ràng buộc họ với các trách nhiệm mà trao cho họ các cơ hội. Hiện nay, Viện tiếp tục thu hút những học giả hàng đầu, những người mà khám phá của họ phát triển xa hơn những điều Flexner mơ ước. Tài trợ cho quá trình học tập đặc biệt này là cơ hội quý giá tạo ra những tiến bộ trong tri thức làm thay đổi cách chúng ta hiểu về thế giới.

Đăng ký nhận thêm thông tin về các Trường Quốc Tế hoặc thông tin tuyển sinh của trường quốc tế qua email tại ô bên dưới: