Rẻ như... sách Trung Quốc

Sau sự cố quyển sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ đã in cả hình lá cờ Trung Quốc khi phát hành cho các em mầm non Việt Nam, nhìn lại thị trường sách thiếu nhi Việt Nam dễ dàng nhận ra sự tràn ngập của các sách dịch từ nước ngoài.

Một bạn đọc đã gửi đến danh mục hơn 500 đầu sách thiếu nhi đang lưu hành trên thị trường, trong đó hầu hết là sách dịch, nhiều hơn cả là dịch từ Trung Quốc với các NXB: Triết Giang, Hunan Juvenile & Children’s Publishing House, Trung Quốc, An Huy, Yunnan Aurora Publishing House, Sichuan Art Publishing House, Jilin Fine Arts Publishing House, Tứ Xuyên...

Vì sao sách Trung Quốc được các nhà xuất bản ưa chuộng

 

Vì sao sách Trung Quốc được các nhà xuất bản ưa chuộng

 

Có thể nói không ngoa rằng các đơn vị làm sách thiếu nhi của Việt Nam đều từng mua bản quyền từ Trung Quốc. Thậm chí thị trường ghi nhận có những đơn vị chuyên mua tác quyền và dịch các sách Trung Quốc để phát hành tại Việt Nam.

"Ðiều này là bình thường kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne về quyền tác giả. Việc mua bán tác quyền với các nước cũng là một nội dung hội nhập, vì ta có thể học hỏi họ về cách làm sách, và các nước đã đi trước ta rất xa về công nghệ làm sách thiếu nhi. Thế nhưng, nếu một nền xuất bản mà ai ai cũng mua tác quyền trong khi sách nội địa không có mấy thì lại là không bình thường" - ông Cao Xuân Sơn, giám đốc chi nhánh NXB Kim
Ðồng tại TP.HCM, nhận định.

Nhưng điều không bình thường ấy lại đang được nhân rộng khắp thị trường sách Việt Nam. Bên cạnh các dòng sách cho người lớn tràn ngập sản phẩm từ Trung Quốc, các sách thiếu nhi từ truyện, tranh truyện đến sách tham khảo, sách rèn luyện kỹ năng... cũng nhập từ Trung Quốc.

Với các sách thiếu nhi có nhiều hình ảnh, nhất là sách mảng khoa giáo, việc mua từ Trung Quốc như vậy xem như người mua không mất công thiết kế, dàn trang mà có thể chuyển ngữ ngay trên file và cho vào máy in ngay. Chính cách làm "ăn liền" này đã khiến những lỗi kỹ thuật kiểu cờ Trung Quốc vẽ trên cổng trường đã không được các nhà làm sách Việt Nam phát hiện và chỉnh sửa.

Nhưng không chỉ có Trung Quốc, sách thiếu nhi Việt Nam còn tràn ngập sản phẩm từ nhiều nước khác. Thống kê của hệ thống phát hành Fahasa cho thấy top 20 đầu sách thiếu nhi bán chạy nhất là từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ (Disney) với các dòng truyện tranh.

Bên cạnh việc nhập khẩu các danh tác nước ngoài cho thiếu nhi Việt Nam "hội nhập", vấn đề tổ chức bản thảo các sách thiếu nhi thuộc nội dung khoa giáo như các sách rèn luyện kỹ năng cho trẻ mầm non, tiểu học, các sách kỹ năng sống và trau dồi kiến thức... từ tác giả trong nước luôn là khoảng trống.



Trung Quốc: phát hiện sách có chất gây ung thư

Cố gắng phát triển sách giáo dục trong nước


Khi tổ chức sản xuất loạt Tranh truyện cổ tích Việt Nam, Công ty Nhã Nam phải đầu tư tìm kiếm họa sĩ và người viết kịch bản, dựng phác thảo, sản xuất, in màu... cạy cục gần ba năm mới xong 20 tập, vốn bỏ ra hơn 300 triệu đồng và tiêu thụ thì phải tính bằng hàng năm. Trong khi đó, nếu mua một bộ truyện tranh tương tự từ Trung Quốc thì tốn khoảng vài chục triệu, lại không mất tiền đầu tư cho các khoản thiết kế, trả lương cho họa sĩ và nhuận bút cho tác giả...

Điều này cũng được Công ty Phan Thị ghi nhận tương tự. Phan Thị đang có một loạt sách vui học dành cho các em mầm non như Cùng Mi & Nô học lễ giáo, Đố thơ mầm non, Hoa hồng nhanh trí. Tuy nhiên, như với bộ Cùng Mi & Nô học lễ giáo, phía Phan Thị cho biết êkip của mình thực hiện tám tập mất 45 ngày, trong khi nếu mua tác quyền từ bên ngoài thì chỉ cần một ngày là chuyển ngữ xong nội dung.

Và hiện tại, “giềng mối” hiếm hoi giữ được tinh thần nội địa trong các sách thiếu nhi là NXB Kim Đồng. Ông Cao Xuân Sơn - giám đốc chi nhánh NXB Kim Ðồng tại TP.HCM - cho biết: “Từ hơn mười năm nay, ban lãnh đạo NXB Kim Đồng nhất quán về chủ trương đầu tư bản thảo trong nước. Kim Đồng mua bản quyền sách nước ngoài là để các độc giả của mình cập nhật kịp thời các sách mới bên ngoài, nhưng đầu tư sách trong nước vẫn rất cao”. Cụ thể, hiện Kim Đồng có bộ Những người sống quanh em hơn 30 tập, nội dung giới thiệu kiến thức, hình ảnh những người làm các nghề gần gũi với các em, những người mà các em có thể bắt gặp ngay khi ra khỏi nhà, đi học hoặc đi du lịch cùng gia đình.

Chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt


Trong khi đó, với tư cách một người có thâm niên làm truyện tranh và các sách cho thiếu nhi Việt Nam, bà Phan Thị Mỹ Hạnh - giám đốc Công ty Phan Thị - cho rằng ở Việt Nam hiện nay hầu hết các đơn vị làm sách chỉ đang làm kinh doanh chứ không làm xuất bản. Các đơn vị làm sách không đủ sức để đầu tư vào tầm nhìn chiến lược, đọc thị trường, xây dựng đề cương và đào tạo, xây dựng đội ngũ làm sách. Những việc này đòi hỏi đầu tư theo chiều sâu, mất thời gian dài, trong khi mua sách từ bên ngoài dịch ra thì có sản phẩm bán ngay, thu lợi nhanh, và chính lợi nhuận kinh doanh làm người ta quên đi trách nhiệm phát triển sản phẩm trong nước.

Đối với các sách khoa giáo, tính mục đích rất tốt, rất cần nhưng thực hiện không dễ. Thực tế đã có nơi làm bộ sách dạy luật tác quyền bằng tranh, nhưng chính những người trong giới đọc cũng thấy không hấp dẫn.

 

Lại xuất hiện sách in cờ Trung Quốc dành cho trẻ em

Kentuyensinh

Theo: Baomoi