Tin liên quan:

>> Tuyển thẳng thí sinh thuộc các huyện nghèo

>> Mặt trái của việc tuyển thẳng thí sinh huyện nghèo

>> Rộng cửa vào ngành y dược

Mở rộng đối tượng học sinh giỏi được tuyển thẳng vào đại học

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi (HSG) cấp quốc gia. Có 9 nội dung dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung so với quy chế hiện hành. Trong đó, có quy định liên quan đến quyền lợi của HSG quốc gia.

 

Đối tượng tuyển thằng đại học, Lạm thu học phí, Báo giáo dục, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, thanh nien, tuoi tre, an ninh thu do, tang luong, turong dai hoc y duoc tphcm

 

Nếu như quy định hiện hành chỉ ưu tiên cho HS tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic được tuyển thẳng vào trường ĐH, thì dự thảo mở rộng thêm đối tượng là HS tham gia tập huấn chuẩn bị dự thi Olympic khu vực và quốc tế do Bộ tổ chức cũng được tuyển thẳng vào các trường ĐH theo nguyện vọng đăng ký. Bộ cũng dự kiến thay đổi về quy định đối tượng và số lượng HS thi chọn vào đội tuyển Olympic.

Theo đó, đối tượng là các HS đã đoạt giải trong kỳ thi chọn HSG quốc gia cùng năm theo nguyên tắc tuyển từ cao xuống thấp theo điểm thi, đảm bảo số HS được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá 8 lần số HS cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó; hoặc những HS đã tham gia tập huấn chuẩn bị dự thi Olympic khu vực và quốc tế do Bộ tổ chức trong các năm trước năm tổ chức kỳ thi.

Học bác sĩ 18 năm vẫn chưa ra trường

Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố danh sách 39 sinh viên khoa y của trường quá thời hạn học chín năm học (từ khóa 2003 trở về trước).

Trong số này có nhiều sinh viên từ các khóa năm 1994, 1995, 1996... Ngoài duy nhất sinh viên bị bệnh tâm thần nên nhà trường cấm thi từ năm thứ sáu, còn lại hầu hết sinh viên trong danh sách trên thuộc diện nợ nhiều môn hoặc thi rớt tốt nghiệp.

Đặc biệt có nhiều sinh viên nợ đến 15 - 16 môn học, trong đó phần lớn thi đi thi lại nhiều lần vẫn không đậu hoặc bỏ thi.

Ông Lý Văn Xuân - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho biết theo quy chế của Bộ GD-ĐT, sau khi hết thời gian học (sáu năm) sinh viên y khoa được quyền thi tốt nghiệp trong vòng ba năm.

Nếu quá thời gian trên, sinh viên sẽ bị buộc thôi học. Tuy nhiên, do trước đây đào tạo theo niên chế nên trường cho lưu ban đối với một số trường hợp.

Nhiều trường hợp khác thuộc diện ưu tiên tuyển sinh, trúng tuyển vào trường không theo nổi chương trình nhưng các địa phương có văn bản gửi đến trường xin cho học lại, thi lại hai, ba lần vẫn không đậu.

Gửi con sớm, nhận con muộn phải nộp thêm tiền

Báo cáo giám sát của Ban văn hóa - xã hội HĐND thành phố Hà Nội nhận định thực tế tại một số trường mầm non có chuyện gửi con sớm và nhận con muộn phải nộp thêm tiền.

Kết quả giám sát tình hình thu chi học phí và một số khoản thu khác đầu năm học 2012-2013 tại các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn thành phố, vừa được Ban văn hóa - xã hội HĐND thành phố công bố cho thấy vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm, thực hiện việc thu không đúng quy định.

Vi phạm phổ biến theo dạng một số trường thu những khoản thu không có trong quy định như thu tiền học phẩm với mức 50.000 đồng/năm, thu tiền ghế chào cờ 40.000 đồng/năm, thu tiền photo đề thi, giấy thi của học sinh.

Ngoài ra, báo cáo cũng nêu rõ hầu hết các trường thu những khoản không đúng quy định đều theo cách thức chưa rõ ràng, có biểu hiện trùng lặp như thu tiền học môn tự chọn với môn tin học, trong khi đây là khoản đã có sự hỗ trợ của ngân sách thành phố.

“Không chỉnh lương, giáo viên khó sống”

Thu nhập của đội ngũ giáo viên được coi là rất thấp. Nhiều năm gần đây được Nhà nước quan tâm, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu nên giáo viên đã được thêm phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên không còn khoản thu nhập nào khác, nên phần lớn đời sống giáo viên vẫn còn hết sức khó khăn.

Tôi cho rằng lương là bài toán gốc, không thể nào nói là không cần tiền, không cần lương mà vẫn chuyên tâm hết sức vào nghề nghiệp. Đa số giáo viên đã theo nghề là tâm huyết, mong muốn được ở lại với nghề và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục chung của cả nước. Nhưng lương là một vấn đề quan trọng, nhiều nơi đó đây giáo viên mầm non đã phải bỏ nghề. Với cương vị là đại biểu Quốc hội, lãnh đạo giáo dục Thủ đô phụ trách ngành học mầm non, tôi mong có nhiều chính sách ưu đãi cho giáo viên hơn.

Mặt bằng lương phải được tăng lên, giáo viên phải được ưu tiên hơn, phải có chế độ lương đặc thù cho ngành giáo dục, đặc biệt là giáo viên ở cấp học thấp. Bây giờ tốt nghiệp ĐH Sư phạm, khoa Mầm non vẫn hưởng lương như cao đẳng là một sự bất cập. Đặc biệt là đội ngũ cô nuôi dạy trẻ, mức lương rất thấp, nhiều năm không được tăng hệ số, nếu giãn thời gian tăng lương thì cuộc sống của họ rất khó khăn. Cũng cần phải nhắc đến đội ngũ giáo dục thường xuyên, họ đảm nhận việc dạy rất nhiều đối tượng, nhưng lại không có gì đảm bảo cho cuộc sống ngoài đồng lương.

Xin nhắc lại: để giáo viên chuyên tâm với nghề thì lương là vấn đề rất quan trọng, cần trả cho xứng đáng, ngoài ra có thế mới thu hút được các học sinh giỏi thi vào ngành Sư phạm, làm tăng thêm sức mạnh cho đội ngũ.
Sắp tới, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ đề xuất chế độ chính sách đặc thù, đi trước một bước về vấn đề đảm bảo lương cho đội ngũ giáo viên của Hà Nội để họ có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của Thủ đô.

Bà Phạm Thị Hồng Nga
(Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội)

 

Xem thêm: Học sinh lạm dụng thuốc gây nghiện

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Thanhnien - Tuoitre - Anninhthudo