Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012 - DIEM THI DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC
Tin liên quan:
> Tài liệu giả bao vây thí sinh
>> Tài liệu ôn thi phát hành vô tội vạ
>>> Hướng HS vào trường dễ đậu vì thành tích
Số lượng không nhỏ các trường Đại học ở Việt Nam như hiện nay không chỉ mở thêm cơ hội lựa chọn cho học sinh lớp 12 mà còn khiến nhiều em lúng túng.
Minh họa: nhiều điểm mới trong kỳ tuyển sinh năm nay làm thí sinh rất bối rối khi chọn ngành.
Sĩ tử bối rối chọn trường
Cứ đến mùa thi, chuyện sĩ tử rối bời khi lựa chọn trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) phù hợp để dự thi thật sự trở thành điểm “nóng” trong các trường cấp 3. Đỉnh điểm của sự lúng túng này chính là khi học sinh lớp 12 vừa phải chuẩn bị thi tốt nghiệp vừa phải dành thời gian để nghiên cứu, hoàn thành hồ sơ đăng ký dự thi.
Đối với những học sinh đã có dự định sẵn thì việc chọn trường khá nhẹ nhàng, tuy nhiên, thực tế, vẫn còn có những học sinh chưa định hướng được sẽ dự thi vào trường nào. Hồng Anh – học sinh trường THPT Mỹ Lộc (Nam Định) chia sẻ: “Ngày 14/4 là chúng em phải nộp hồ sơ đăng ký thi Đại học nhưng đến bây giờ em vẫn chưa biết chọn thi trường nào”. Khi được gợi ý về việc tham khảo thông tin trong cuốn sách tuyển sinh hoặc xin tư vấn từ thầy cô, Hồng Anh cho biết: “Tham khảo trong cuốn sách tuyển sinh cũng chỉ có điểm chuẩn của các năm mà em không rõ học những gì, làm công việc gì sau khi ra trường. Em thắc mắc hỏi thầy cô nhưng không phải ngành nào, khoa nào thầy cô cũng biết cả, đôi khi chỉ là những gợi ý chung chung”.
Cũng như Hồng Anh, Trần Lệ Nhật – học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định) tâm sự: “Em xác định thi cả hai khối A và D nhưng nhiều trường quá nên em không biết chọn trường nào là tốt cho mình nữa. Trong lớp em, các bạn cũng đang lưỡng lự lắm”.
Trong khi học sinh ở thành phố đang “bơi” giữa hàng ngàn thông tin tuyển sinh tràn lan trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì nhiều học sinh nông thôn lại không có điều kiện tiếp cận nhiều với kiến thức tuyển sinh nên không ít sĩ tử đã lựa chọn trường Đại học không phù hợp với khả năng của bản thân. Sinh viên Trần Thu Hiền nhớ lại: “Năm lớp 12 do mình không tìm hiểu kỹ điểm chuẩn của các năm trước nên đã thi vào trường Đại học Thương mại. Trường lấy điểm rất cao so với khả năng của mình, đành đợi năm sau thi lại trường Đại học Sư phạm II khoa Lý. Nhưng học được một năm mình nhận thấy khoa Lý không phù hợp đành tiếp tục thi lại vào khoa Toán cùng trường”.
Không giống Hiền, Vũ Thị Thanh Hoa (Nam Định) đã tốt nghiệp hơn một năm, nhưng đến nay, cô vẫn chưa xin được công việc hợp với ngành mình học. Hoa thở dài: “Năm đó mình thi vào trường Học viện Ngoại giao hoàn toàn là do sở thích bởi không có sự định hướng hay bất cứ nguồn thông tin nào để tham khảo. Đến lúc ra trường mới thấy đó là lựa chọn sai bởi không giống các trường khác, học Học viện Ngoại giao muốn xin việc đúng ngành mình học là rất khó hoặc không thể, xin việc trái ngành cũng khó vì có học mới làm được”.
Nhà trường, phụ huynh "bơi" cùng sĩ tử
Việc chọn trường cũng chính là chọn nghề, chọn hướng phát triển cho tương lai của các em, do đó việc phải tự bơi trong “nước đến chân mới nhảy” sẽ khiến nhiều học sinh bị thụ động. Để học sinh không bối rối trước ngưỡng cửa đại học cũng như không lựa chọn “nhầm” nghề nghiệp tương lai, bên cạnh sự chủ động của bản thân, các em rất cần sự đồng hành, quan tâm sâu sát của các bậc phụ huynh và nhà trường.
Các trường PTTH nên chủ động tổ chức các buổi hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp sao cho vừa đảm bảo số lượng nhưng cũng phải đảm bảo sự chuyên nghiệp. Bởi thực tế, hiện nay, nhiều nhà trường tổ chức hướng nghiệp nhưng khá sơ sài, mang tính hình thức.
Một số thầy cô trong trường cũng không nắm rõ thông tin tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ để tư vấn chuẩn xác cho học sinh. Còn về phía gia đình, phụ huynh cũng nên đồng hành cùng con em mình, chủ động tìm hiểu thông tin, lắng nghe nguyện vọng để đưa ra lời khuyên phù hợp với học lực, sở thích của các con.
Hơn ai hết, mỗi học sinh nên chuẩn bị tâm lý bình tĩnh để lựa chọn cho mình trường ĐH-CĐ phù hợp với năng lực thực tế của bản thân. Bên cạnh việc tập trung ôn tập kiến thức, các em cũng nên giữ gìn sức khỏe để đảm bảo vượt "vũ môn" một cách dễ dàng. Các em cũng nên nhớ rằng, ĐH-CĐ không phải là "lối đi" duy nhất để các em bước vào cuộc sống tương lai.
Vũ Như Quỳnh (Học viện Báo chí&Tuyên truyền)
Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới
Những chủ đề đang được quan tâm:
DIEM THI - DIEM THI DAI HOC 2012 - DIEM THI DAI HOC - XEM DIEM THI
DIEM CHUAN - DIEM CHUAN DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC 2012
TUYEN SINH - TUYỂN SINH - CHI TIEU TUYEN SINH 2012
Kênh Tuyển Sinh
(Theo: KTĐT)