Tin liên quan:

>> Phản giáo dục phương pháp phạt tiền học sinh vi phạm

>> Tuyển giáo viên người nước ngoài dạy tiếng anh từ tiền phụ huynh

>> Nên cho trẻ em học tiếng anh sớm

Giáo viên tiếng Anh: Tuyển kiểu “nhà nghèo”

Nhiều chuyên gia giáo dục đặt vấn đề tại sao TPHCM không tuyển giáo viên Anh, Mỹ, Úc để dạy tiếng Anh mà chỉ chọn người Philippines?

Trường THPT Hoàng Hoa Thám nhiều năm nay vẫn có giáo viên người Mỹ đến dạy tiếng Anh cho học sinh. Mỗi tuần, giáo viên này dạy 16 tiết với mức thù lao 20 USD/tiết. Ông Nguyễn Đình Thịnh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường hợp đồng với giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh để các em được tiếp cận với chất giọng và cách phát âm chuẩn. Cũng như Trường THPT Hoàng Hoa Thám, nhiều trường phổ thông ở TPHCM đang hợp đồng với giáo viên nước ngoài để dạy tiếng Anh cho học sinh.

Nguồn lực từ phụ huynh

Để giáo viên nước ngoài có thể tham gia sâu rộng vào quá trình giảng dạy tiếng Anh, năm học 2012-2013, TPHCM đã có chủ trương tuyển. Hiện thực hóa chủ trương này, tại cuộc họp ngày 30-10, Sở GD-ĐT thông báo từ đầu tháng 11-2012, TPHCM sẽ thí điểm tuyển 100 giáo viên người Philippines để dạy tiếng Anh tại một số trường tiểu học, THCS, THPT.

Ngoài giảng dạy, những giáo viên người Philippines này còn tham gia sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, góp ý và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp; hướng dẫn giáo viên tiếng Anh tại trường về phương pháp giảng dạy mới…, nhằm mục đích nâng cao khả năng nghe, nói tiếng Anh cho giáo viên và học sinh Việt Nam. Tiêu chuẩn tuyển của Sở GD-ĐT TPHCM là giáo viên phải có bằng ĐH, có kỹ năng sư phạm về giảng dạy tiếng Anh, năng lực tổ chức các buổi ngoại khóa, CLB tiếng Anh. Ngoài ra, những giáo viên này còn phải có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh cho người châu Á…

 

giao vien ngoai ngu, giao vien tieng anhm tieng anh, giao vien nguoi nuoc ngoai, giao duc, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, bao giao duc, nld

 

Giáo viên người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết mức lương mà các trường phải trả cho mỗi giáo viên người Philippines là 2.000 USD/tháng. Tính ra, trung bình mỗi học sinh đóng khoảng 120.000 đồng. Đây là  chi phí trọn gói bao gồm 20 tiết đứng lớp, 15 tiết tổ chức ngoại khóa, sinh hoạt CLB tiếng Anh và hỗ trợ về phương pháp cho giáo viên ngoại ngữ trong trường.

Về nguồn lực để tổ chức, ông Sơn cho biết sẽ huy động từ xã hội hóa. “Trước đây, chủ trương của TPHCM là hỗ trợ một nửa nhưng do kinh phí hạn hẹp nên trước mắt sẽ thực hiện theo chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn đóng góp từ phụ huynh. Khi kinh tế bớt khó khăn, TP sẽ tiếp tục hỗ trợ” - ông Sơn nói.

Không nhất thiết phải là giáo viên Philippines

Ông Lê Hồng Sơn cho biết trước khi quyết định chọn giáo viên là người Philippines, đoàn khảo sát của sở đã đi tham khảo nhiều nơi nhưng chỉ thấy giáo viên người Philippines là phù hợp nhất vì TP đang ký kết hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc gia này; ngôn ngữ giao tiếp ở Philippines chủ yếu là tiếng Anh. Hơn nữa, họ đưa ra mức lương khá rẻ là 2.000 USD/tháng, trong khi giáo viên ở các nước châu Âu phải từ 3.000 USD/tháng trở lên.

Dù Sở GD-ĐT đã quyết định chọn giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh là người Philippines song nhiều chuyên gia lo ngại về tính hiệu quả của nó. Hiệu trưởng một trường THPT cho rằng dù Philippines là quốc gia nói tiếng Anh nhưng dẫu sao vẫn thuộc châu Á nên chất giọng, ngữ điệu sẽ không thể nào bằng người Anh, Mỹ hay Úc được. Một chuyên gia khác thì cho rằng chọn giáo viên người Philippines để dạy tiếng Anh là kiểu làm của con nhà nghèo và cảm thấy lo lắng. “Chúng ta luôn loay hoay tìm giải pháp để nâng chất dạy môn ngoại ngữ nhưng không thoát khỏi lối suy nghĩ của nhà nghèo” - vị này nói.

Thậm chí, có người còn so sánh việc chọn giáo viên là người Philippines để dạy tiếng Anh với trường hợp nước ngoài muốn dạy tiếng Việt cho học sinh của họ nhưng chi phí thuê giáo viên Việt Nam đắt nên phải thuê giáo viên là người Hoa ở quận 5!

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng trong tình hình chất lượng đội ngũ giảng dạy tiếng Anh của Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu, việc tìm đến lực lượng giáo viên nước ngoài để bổ sung là cần thiết song không nên quy định nhất thiết phải tuyển người Philippines. Lực lượng giáo viên nước ngoài đó phải là người Anh, Mỹ hay Úc. Hơn nữa, chi phí cho giáo viên nước ngoài là do người học đóng chứ đâu có sử dụng ngân sách Nhà nước?

Phải có chiến lược lâu dài

Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc, cho rằng việc hợp đồng với giáo viên Philippines chỉ nên là giải pháp tình thế. Về lâu dài, ngành GD-ĐT nên chủ động đào tạo đội ngũ cho riêng mình bằng cách tuyển những giáo viên Anh văn có trình độ C1, C2 đưa đi đào tạo ở nước ngoài vài tháng hoặc mời giáo viên nước ngoài về đào tạo trong nước. Việc này phải làm thường xuyên để có đội ngũ giáo viên tiếng Anh chất lượng.

 

Xem thêm: Chưa thể phổ cập chương trình tiếng anh từ lớp 1

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo NLD