Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC

Tin liên quan:

 

Vài năm lại đây, các trường ngoài công lập lao đao trong bài toán tuyển sinh và các vấn đề về lợi nhuận và phi lợi nhuận.Thí sinh ảo - nỗi lo có thực của ĐH ngoài công lập.

Noi lo thi sinh ao tai truogn dan lap, Loi nhuan cua truong dan lap, tuyen sinh 2012, thong tin tuyen sinh 2012, dieu kien xet ruyen, thi sinh ao, ho so ao, phi loi nhuan, loi nhuan

Thí sinh ảo - nỗi lo có thực của ĐH ngoài công lập.

Lo lắng và nghi ngờ

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có nhiều quy định siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh như số sinh viên/giảng viên; diện tích đất đai... Tuy nhiên, trong tổng số 133 trường đã gửi đăng ký có đến 55 trường ĐH và 39 trường CĐ đăng ký vượt chỉ tiêu. Con số này rơi nhiều vào khối trường ĐH, CĐ ngoài công lập.

 

Điển hình như Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2009 tuyển vượt 43,6%, năm 2010 tuyển vượt 32,4% và năm 2011 tuyển vượt 24,3%; Trường CĐ Bách Việt năm 2010 tuyển vượt 16%, năm 2009 vượt 34,93%... Bộ GD&ĐT cho biết, sau khi Bộ yêu cầu điều chỉnh lại thì chỉ tiêu của các trường đều giảm so với đăng ký ban đầu nhưng vẫn còn tới 70% trường tiếp tục đăng ký con số vượt quá quy định đến 15%.

 

Đồng thời trước những quy định mới về tuyển sinh năm nay như kéo dài thời gian xét tuyển, thi sinh có nhiều nguyện vọng, nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề phù hợp, GS.Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các Trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng: “Tôi không chắc những cải tiến của Bộ có thể giải quyết được vấn đề tuyển sinh. Năm nay còn khó xác định hơn vì quy định xét tuyển về thủ tục và thời gian được nới rộng. Thứ 2 là sự không cân đối giữa nguồn tuyển của các khối. Ví dụ khối B rất thừa nguồn tuyển nhưng khối A vẫn thiếu dẫn tới thí sinh khối B dù đạt trên điểm sàn vẫn không có cơ hội học ĐH”.

 

GS TSKH Hoàng Trọng Yêm - Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh cũng đồng tình: “Bộ GD&ĐT phải minh bạch hoá trong việc xác định nguồn tuyển. Bộ phải cho biết tổng số nguồn xét tuyển còn lại cụ thể là bao nhiêu, mọi năm Bộ cứ nói còn nhiều nhưng trong đó có rất nhiều thí sinh ảo, thí sinh không xác định có nộp hồ sơ xét tuyển hay không. Khi Bộ công bố được cụ thể nguồn đó rồi thì việc các trường không tuyển sinh được là hoàn toàn lỗi trường năng lực kém”.

Chiến lược tiếp cận thí sinh

Và đương nhiên, cũng như năm ngoái, để thu hút thí sinh, các trường ĐH ngoài công lập đã có những chiến lược tiếp cận thí sinh. Ông Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông cho biết: “Năm nay trường tuyển 2.400 chỉ tiêu chính quy, về giấy chứng nhận điểm ai nộp bản gốc nhận bản gốc, ai nộp bản sao nhận bản sao. Tôi kịch liệt phản đối quy định phải nhận hồ sơ xét tuyển qua bưu điện, cần tạo cơ hội cho các em nộp hồ sơ theo nhiều cách, kể cả cách trực tiếp để các em tiếp cận được với các trường”. Tuy nhiên, cũng theo ông Dụ, việc tuyển đủ hay không vẫn không thể nói chắc chắn được.

 

Còn ông Phạm Sĩ Tiến - Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, rào cản hiện nay đó là một số vấn đề quá khắt khe, chưa có lộ trình. Ví dụ như trường mới thành lập đã yêu cầu 25 SV/giảng viên cơ hữu thì 2, 3 năm đầu họ lấy tiền đâu để trả lương cho giáo viên cơ hữu. Vấn đề nữa là tiêu chí về đất. Điều này thực sự là khó cho các trường ngoài công lập.

 

Trong khi các trường quốc tế đến Việt Nam không thấy bộ yêu cầu phải có bao nhiêu đất nhưng các trường ĐH Việt Nam thì lại phải đạt 25m2/SV. Điều này là bất công. Các trường ngoài công lập của Việt Nam có đi thuê cơ sở vật chất thì họ cũng phải thuê đúng, thuê chỗ tử tế cho sinh viên học tập. Nếu cho họ đất, họ không xây mới kêu nhưng đây có cho đâu, họ lại khó khăn. Chính vì vậy nhiều trường tỏ ra rất lo lắng với kế hoạch thanh tra sắp tới của Bộ GD&ĐT đối với cam kết thành lập của các trường ngoài công lập.

Mập mờ lợi nhuận hay phi lợi nhuận?

Cũng theo ông Phạm Sĩ Tiến thì xã hội chưa hiểu rõ thế nào là lợi nhuận và phi lợi nhuận ở các trường ngoài công lập. Thực tế trường nào cũng phải có số dư, 2, 3 năm đầu họ phải chịu lỗ để xây dựng, sau đó mới có số dư nhưng phải sử dụng số dư này cho đúng thì gọi là phi lợi nhuận. Ông Tiến cũng khẳng định nếu không có lợi nhuận thì không ai làm.

 

Vì mỗi người hiểu lợi nhuận và phi lợi nhuận theo một nghĩa khác nhau nên các trường chưa xác định được mình sẽ hoạt động theo mô hình nào: Vì lợi nhuận hay không? Sự mập mờ giữa tư tưởng lợi nhuận - phi lợi nhuận của các trường tư thục khiến hoạt động của nhiều trường rất rối. Nhiều trường nội bộ mất đoàn kết, cãi nhau cũng chỉ vì tiền do chưa hiểu được bản chất của vấn đề.

 

Thực tế, ở Việt Nam, việc phát triển theo mô hình các trường ngoài công lập phi lợi nhuận là rất khó do chúng ta không có thói quen làm từ thiện. Bất cứ nhà đầu tư nào khi bỏ tiền ra xây dựng trường cũng đều nghĩ đến việc thu hồi vốn và có lãi.

 

Còn đối với người học, dư luận vẫn quan niệm đã là phi lợi nhuận thì học phí phải thấp. Tuy nhiên, GS-TSKH.Đặng Ứng Vận - Trường ĐH Hòa Bình cho rằng phi lợi nhuận không có nghĩa là không được thu học phí cao. ĐH Havard là một trường tư thục phi lợi nhuận nhưng học phí của họ cũng là 50.000 USD/năm.

 

PGS.TS Trần Quốc Toản cho rằng, nếu không có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và kiểm soát của xã hội đối với các hoạt động của cơ sở giáo dục và đào tạo vì lợi nhuận có thể sẽ dẫn đến sự sai lệch trong mục tiêu giáo dục vì chạy theo lợi nhuận.

 

Trong khi đó mục tiêu nền tảng của GD&ĐT phải là GD và ĐT, không phải là vì kiếm tiền, do đó chức năng, bản chất của nhà trường có thể mâu thuẫn với việc thực hiện lợi nhuận. Thực hiện được điều đó mới có thể phát triển hệ thống trường ngoài công lập theo đúng vị trí, vai trò thực thụ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của đất nước.

Nên có chủ trương khuyến khích cơ sở giáo dục ĐH không vì lợi nhuận

TS.Lê Viết Khuyến (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) kiến nghị: Nhà nước cần sớm làm rõ những vấn đề về sở hữu, tính chất lợi nhuận và phi lợi nhuận và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục ĐH. Cần có chủ trương thực sự khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH không vì lợi nhuận, trong đó, xây dựng và ban hành quy chế cũng như các chính sách ưu đãi cụ thể đối với các cơ sở giáo dục ĐH không vì lợi nhuận.
Khi xây dựng quy chế có thể chấp nhận mô hình trường ĐH tư thục theo kiểu cho phép nhà đầu tư được nhận tiền lãi với tỷ lệ hợp lý, xem như là phần thưởng. Để làm được điều này cần xác định, những cơ sở giáo dục ĐH nghiêm túc chịu sự kiểm toán tài chính và kiểm định chất lượng để được Nhà nước công nhận là tổ chức không vì lợi nhuận thì mới được hưởng ưu đãi.

Thiếu hệ thống quy phạm điều tiết hệ thống trường ngoài công lập

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, hệ thống các trường ngoài công lập sau gần 25 năm hình thành, phát triển vẫn còn thiếu hệ thống quy phạm pháp luật hoàn chỉnh để điều tiết hệ thống này. Vấn đề nóng nhất hiện nay trong giáo dục ngoài công lập chính là vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận cũng như trường công, trường tư. Để giải quyết vấn đề này, Bộ GD-ĐT xây dựng Dự thảo Luật Giáo dục ĐH trình Quốc hội cho ý kiến lần 1 và đang trong quá trình hoàn thiện.

 

Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

 

Những chủ đề đang được quan tâm:

DIEM THIDIEM THI DAI HOC 2012DIEM THI DAI HOCXEM DIEM THI

DIEM CHUANDIEM CHUAN DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC 2012

TUYEN SINHTUYỂN SINHCHI TIEU TUYEN SINH 2012

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: Phapluat)