Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC

Tin liên quan:

 

Trong bối cảnh cạnh tranh nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu, đòi hỏi của người học thì việc tìm cho ra giải pháp để tồn tại và phát triển của các trường ngoài công lập (NCL) được coi là mục tiêu quan trọng nhất. Đây cũng là bài toán đang được các cấp quản lý, ban giám hiệu các trường THPT NCL trên địa bàn TP Hà Nội quan tâm, tìm lời giải cho kịp mùa tuyển sinh năm học 2012 - 2013 sắp đến.

Thừa lớp, thiếu HS

Theo thống kê, tại Hà Nội mặc dù quy mô trường lớp THPT NCL trên địa bàn TP đã tăng từ 76 trường lên 92 trường, song số lượng HS qua các năm học lại giảm sút đáng kể. Chỉ tính trong ba năm học gần đây, số HS THPT NCL đã giảm tới gần 15 nghìn em. Tuy nhiên, điều ban giám hiệu các nhà trường lo lắng là dường như sự suy giảm số lượng HS NCL chỉ xảy ra ở cấp học THPT, còn ở hai cấp học dưới thì vẫn phát triển ổn định, có nhích dần lên về số lượng qua từng năm học. Cách đây 3 năm, số HS NCL ở cấp tiểu học là 9.900 em, năm học tiếp theo tăng lên 11.630 em và đến năm học 2011-2012 là gần 13 nghìn em. Ở cấp THCS, tổng số HS NCL đã tăng từ 7.800 HS trong năm học 2009-2010 lên gần 9.600 em vào năm học này.

Truong dan lap thieu hoc sinh, Hoc phi truong ngoai cong lap, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, hoc sinh dan lap, truong dan lap

Thạc sĩ Nguyễn Huy Chuyển, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Sỹ Liên cho rằng sự phát triển của các trường NCL đang bị chững lại, nhiều trường ở khu vực nông thôn có nguy cơ tan rã. Ngay cả những trường đầu tư đến mấy chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, nhưng cũng không có HS để tuyển. Ngay như Trường Ngô Sỹ Liên và Đặng Tiến Đông có vốn đầu tư xây dựng cơ bản (không kể đất đai) lên tới gần 22 tỷ đồng, song trong 3 năm gần đây, quy mô của hai trường đều giảm, trong đó Trường Ngô Sỹ Liên từ 29   lớp giảm xuống 17 lớp, Trường Đặng Tiến Đông giảm từ 24 lớp còn 5 lớp ở cả ba khối 10, 11, 12. Trường THPT dân lập An Dương Vương cũng đang thừa 8 phòng học và có nguy cơ phải bỏ trống thêm 5 phòng nữa vào năm học mới.

 

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhận định, một trong những thách thức lớn của hệ thống các trường THPT NCL hiện nay là đang ở trong xu thế phát triển không ổn định. Nhiều trường khó khăn về cơ sở vật chất hoặc phát triển ở những địa bàn xa xôi thì việc duy trì, phát triển khó khăn là đương nhiên. Có những trường THPT trong 3 năm trở lại đây đã giảm tỷ lệ HS đến 3/4. Số liệu thống kê của Hội Tâm lý giáo dục đã cho thấy, chỉ trong 3 năm, tỷ lệ HS NCL Hà Nội đã giảm 28%. Việc đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình đang là nguy cơ hiện hữu với nhiều đơn vị.

Tìm đâu nguồn tuyển?

Vô số nguyên nhân đã được chỉ ra và mổ xẻ. Một số trường không thu hút được HS do cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ đội ngũ giáo viên còn hạn chế dẫn đến chất lượng giáo dục không ổn định; song lại cũng có nơi dù khang trang nhưng vẫn khó khăn trong khâu tuyển sinh. Vậy đâu là nguyên nhân cơ bản cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời? Hiệu trưởng Trường THPT An Dương Vương (huyện Đông Anh) Đỗ Văn Mạn cho rằng, từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tỷ lệ HS tuyển vào các trường công lập tăng nhanh, nên các trường NCL, nhất là ở vùng ngoại thành không có HS để tuyển.

 

Cụ thể, nếu như năm học 2008-2009, các trường công lập ở huyện Đông Anh đã tuyển sinh 53,3% trong tổng số khoảng hơn 4.000 HS lớp 9 của toàn huyện, thì đến năm học 2011-2012, tỷ lệ này đã tăng lên 66,29%. Thậm chí, theo ông đó mới là chỉ tiêu được giao, còn thực tế không ít trường công lập luôn tuyển vượt chỉ tiêu. Như vậy, số HS lớp 9 trên địa bàn huyện có thể vào học trường NCL chỉ còn khoảng 1.000 em, chia ra 9 cơ sở tuyển sinh thì bình quân mỗi cơ sở được 110 em. Như vậy là dù có cố gắng mấy nhưng nguồn tuyển hạn hẹp cũng khiến các trường rơi vào tình trạng ế ẩm. Vì thế rất cần có sự cân đối, điều chỉnh của lãnh đạo ngành trong khâu giao chỉ tiêu.

 

Còn Giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho rằng, trước mắt chính mỗi trường NCL cần nhanh chóng tìm ra lời giải cho câu hỏi "Ai cần chúng ta" để xác định con đường tồn tại và phát triển trong tương lai. Theo Giáo sư, trong giáo dục hiện nay đã thực hiện phổ cập ở hai cấp tiểu học và THCS, vậy thì phải chăng chúng ta không cần mở trường dân lập ở hai cấp đó? Có lẽ đúng như thế, nếu chúng ta tổ chức nhà trường và triển khai dạy - học y như các trường công lập. Nhưng nếu chúng ta khai thác được những điểm mà phụ huynh đang có nhu cầu, như các dịch vụ giáo dục, chăm sóc chất lượng cao thì chắc chắn sẽ thu hút không ít người tìm đến. Cũng tương tự như vậy ở cấp học THPT.

 

Để tìm ra lời giải cho việc trên thì trước hết chính mỗi đơn vị nhà trường phải đặt ra cho mình mục tiêu làm thỏa mãn nhu cầu và hướng tới một đối tượng "khách hàng" cụ thể. Một trường dân lập ở TP Hồ Chí Minh đã xác định phục vụ cho HS ngoại tỉnh, vì vậy ngoài việc xây trường, họ xây thêm khu nội trú khang trang, an toàn để phụ huynh khi gửi con không phải lo lắng gì. Chỉ vài năm học, không biết bao nhiêu phụ huynh, HS đã tìm đến ngôi trường ấy…


Rõ ràng là ngoài những nguyên nhân khách quan cần có sự vào cuộc của các cấp quản lý, chính mỗi trường NCL cũng cần phải có sự vận động mạnh mẽ và khoa học để bớt đi nỗi lo về nguồn tuyển trước mỗi mùa tuyển sinh.

 

Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

 

Những chủ đề đang được quan tâm:

DIEM THIDIEM THI DAI HOC 2012DIEM THI DAI HOCXEM DIEM THI

DIEM CHUANDIEM CHUAN DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC 2012

TUYEN SINHTUYỂN SINHCHI TIEU TUYEN SINH 2012

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: hanoimoi)