Tin liên quan:

>> Bước đường cùng xin việc, giáo viên làm công nhân

>> Giáo dục chạy đua vì phong trào

>> Cuộc sống giáo viên vùng sâu vùng xa

 

Hai công văn của ĐH Bách khoa Hà Nội về hướng dẫn nghiên cứu sinh đang được cho là mênh lệnh hành chính can thiệp tới các nhà khoa học có thâm niên.

Giới hạn độ tuổi

Ngày 29/6/2012, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi công văn tới các viện quản ngành khi xét hồ sơ nghiên cứu sinh (NCS) của thí sinh lưu ý: “Ưu tiên cán bộ đang chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học nhận hướng dẫn NCS; Người hướng dẫn là 1 cán bộ đương chức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có tuổi không quá 57 đối với người hướng dẫn có học vị TS, TSKH, không quá 62 đối với người hướng dẫn có học hàm GS, PGS”.

Ngày 6/9/2912, thêm một công văn nêu rõ:

“1. Nếu NCS chỉ có 1 người hướng dẫn hiện tại không là cán bộ đương chức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì phải bổ sung thêm 1 người hướng dẫn mới là cán bộ đương chức của trường.

2. Nếu NCS có 2 người hướng dẫn nhưng cả hai hiện tại không là cán bộ đương chức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì phải bổ sung thêm 1 người mới là cán bộ đương chức của trường, thay thế một trong 2 người hướng dẫn cũ.

3. Người hướng dẫn 1 của NCS phải là 1 cán bộ đương chức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có tuổi không quá 57 đối với người hướng dẫn có học vị TS,TSKH; không quá 62 đối với người hướng dẫn có học hàm GS.PGS”.

Chiều 30/10, trao đổi với VietNamNet, GS.TSKH Lê Hùng Sơn cho biết ông và nhiều đồng nghiệp khá bất ngờ trước quyết định này.

Bất hợp lý đầu tiên là văn bản ra năm 2012 nhưng lại nhằm chỉ đạo, hướng dẫn NCS khóa 2010 và 2011.

“Trong khi nhiều vị GS đã nghỉ hưu là những người làm khoa học đầu ngành của nước nhà đã và đang hướng dẫn cho các NCS do họ đề xuất. Theo tinh thần của 2 văn bản trên họ sẽ phải ngừng công việc này” – GS Sơn phân tích.

Bản thân GS.TSKH Lê Hùng Sơn hiện cũng đang hướng dẫn cho một NCS làm đề tài về Toán học. Tuy nhiên ngày 27/9/2012 hiệu trưởng nhà trường có quyết định “dừng luận án tiến sĩ” của NCS này.

Nhung quyet dinh kho hieu cua dai hoc bach khoa ha noi, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, giao duc, bao giao duc, dh bach khoa ha noi, dai hoc bach khoa ha noi, quyet dinh kho hieu, vietnamnet

 

GS.TSKH Lê Hùng Sơn: 2 công văn của trường có nhiều điểm bất hợp lý. Ảnh: Văn Chung.


Là người gắn bó lâu năm với trường, GS.TSKH Lê Hùng Sơn cho rằng: “Trong số những người không là cán bộ đương chức của trường hiện có khả năng đề xuất những đề tài nghiên cứu khoa học lớn và thật sự xứng đáng là hướng dẫn chính cho NCS đa số là các GS, PGS của trường đã hoặc sắp nghỉ hưu (trên 62 tuổi).

Họ là những cán bộ khoa học đầu ngành có công xây dựng, làm nên danh tiếng cho trường và đào tạo ra lớp cán bộ khoa học hùng mạnh cho trường. Con số này không dưới 100 người”.

GS Sơn cho rằng hai công văn là một cú sốc với nhiều người thầy giàu kinh nghiệm luôn hết lòng vì sự phát triển của khoa học nước nhà.

Nhiều nghi ngại

GS Sơn lấy dẫn chứng: “Thống kê tại Viện Toán Ứng dụng và Tin học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hàng năm có khoảng 10 NCS muốn đăng ký làm tiến sĩ. Số tiến sĩ và phó giáo sư trong viện có đủ đọ tuổi được hướng dẫn theo quy định của hiệu trưởng khoảng 18 nhưng chỉ có vài ba người tạm đạt tiêu chuẩn ở mức yếu để có thể hướng dẫn chính 1 NCS”.

Vị GS tiếp tục phân tích: “Dù không còn đương chức nhưng là người thầy giỏi, trò vẫn sẽ tìm tới. Quy định kiểu giới hạn, áp đặt của trường thật khó hiểu. Đề tài là của tôi, tôi phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giúp NCS.

Giờ không cho làm và thay bằng một người khác “trình độ còn non”, không thể hướng dẫn được. Và trò lại phải tìm đến các thầy già. Chúng tôi không thể làm ngơ vì tình thương và trách nhiệm. Như vậy, vô hình chung tạo ra sự giả dối rất thâm hiểm, không thể chấp nhận được, đặc biệt trong ngành giáo dục. Anh không làm nhưng lại nhận thành tích. Người thực làm lại bị gạt sang một bên”.

GS Sơn đặt câu hỏi: “Động cơ sâu xa của quyết định trên là gì nếu không phải lãnh đạo trường vì lợi ích cục bộ dẫn đến phân biệt đối xử lạ lùng như vậy? Các NCS rất thất vọng, nhiều em đã phải sang trường khác tìm thầy hướng dẫn”

Bản thân ông cho biết đã thông qua Viện Toán Ứng dụng và Tin học nêu ý kiến, góp ý về 2 công văn này “nhưng phía trường gạt đi”.

Ông bức xúc: “Không thể mang mệnh lệnh, đặc quyền về hành chính ra bóp nghẹt tự do của người làm khoa học như vậy”. Việc chẳng đặng đừng ông mới phải đau xót lên tiếng vì tương lai của các học trò, danh tiếng của trường.

Chiều 30/10, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Cảnh Lương, hiệu phó Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin: “Để thông tin đầy đủ trên các cơ quan báo chí trường sẽ có buổi họp báo về tổ chức đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học vào ngày 31/10”.

Trước thông tin trên, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết: “Hiện Bộ chưa nhận được báo cáo cụ thể của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng sẽ sớm cho người kiểm tra”.

 

Xem thêm: Những khó khăn của giáo viên

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Vietnamnet