Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC

Tin liên quan:

 

Năm nay, Bộ GD&ĐT chủ trương không in và phát hành cuốn cẩm nang "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ" (NĐCB). Điều này tưởng tiết kiệm, nhưng vô tình lại "làm khó" thí sinh.

Bat loi khi khong in cuon Nhung dieu can biet, cam nang tuyen sinh, tuyen sinh 2012, thong tin tuyen sinh 2012, cam nang tuyen sinh 2012, cuon nhung dieu can biet, chi tieu tuyen sinh 2012

Minh họa: cuốn "Cẩm nang tuyển sinh 2012" do báo Thanh Niên xuất bản

Tiết kiệm một,  lãng phí mười

Lý do dẫn đến chủ trương không in cuốn "Những điều cần biết" được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga giải thích: "Thông thường, các em học sinh chỉ quan tâm đến trường mà mình thi, trong khi cuốn sách ấy lại có thông tin về hơn 400 trường trong cả nước, vì vậy sẽ rất… lãng phí và không cần thiết. Những thông tin cơ bản về tuyển sinh được đưa lên trên trang web của Bộ, các em vào đó có thể tra cứu".

 

Tuy nhiên, mỗi cuốn sách có giá chỉ vài chục nghìn đồng nhưng cung cấp nhiều thông tin rất quan trọng về tuyển sinh của hơn 400 trường CĐ, ĐH trong cả nước. Mặt khác, cuốn sách cũng tiện cho phụ huynh nghiên cứu để định hướng cho con em mình… Cô Nguyễn Thị Hồng Phấn, giáo viên trường THPT Ngô Quyền (Ba Vì) cho biết: "Thời gian qua, việc tìm hiểu thông tin tuyển sinh trong cuốn "NĐCB" đã trở thành một thói quen của nhiều học sinh. Không phải do các em không biết truy cập vào trang web của Bộ, cái chính là hình thức đọc sách khiến cho các em cảm thấy thuận tiện và chủ động hơn. Ở các vùng nông thôn, số điểm truy cập internet ít nên thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em".

 

Xét về góc độ kinh tế, giá truy cập internet tại các cửa hàng hiện nay trung bình khoảng 3.000 đồng/giờ, có nơi lên đến 4.000 đồng/giờ. Như vậy, số tiền các em phải bỏ ra trong 10 giờ sử dụng mạng internet sẽ ngang bằng một cuốn sách "NĐCB". Đó là chưa kể chi phí cho ghi chép, in ấn nếu các em muốn nghiên cứu sâu hơn.

“Loạn” cẩm nang

Năm nay, Bộ GD&ĐT không phát hành "NĐCB", nhưng nhu cầu vẫn rất lớn. Thị trường cẩm nang tuyển sinh vì thế càng trở nên sôi động, thậm chí là "loạn". TS Nguyễn Ái Học, giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội cho biết: "Việc Bộ không phát hành cuốn "NĐCB" vô hình chung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị in ấn, phát hành quá nhiều "Cẩm nang tuyển sinh", gây khó khăn trong việc chọn trường của thí sinh".

 

NXB Thống kê nhanh "tay" nhất khi cho ra bộ sách 6 cuốn gồm ba cuốn về hệ đại học, chia theo ba miền Bắc, Trung, Nam với tiêu đề "Tìm hiểu về các trường đại học qua những số liệu tuyển sinh" và 3 cuốn cho hệ cao đẳng, cũng chia theo ba miền, là "Tìm hiểu các trường cao đẳng trong trường đại học và cao đẳng qua những số liệu tuyển sinh". Báo Thanh Niên phối hợp với NXB Đồng Nai cho ra mắt "Cẩm nang tuyển sinh 2012", báo Tuổi Trẻ cũng phối hợp với NXB Trẻ cho ra "Cẩm nang tuyển sinh đại học, cao đẳng 2012 - chọn ngành cho tương lai". Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Hà Tây (đơn vị được giao độc quyền in cuốn "NĐCB" các năm trước) cũng đang tiến hành cho ra cuốn tài liệu này. Đấy là chưa kể, sau khi nhận được thông tin trên của Bộ, một số trường như ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng rục rịch biên soạn tài liệu tuyển sinh riêng để đưa lên trang web của trường và in ra rồi nhờ Sở và Phòng GD&ĐT đưa đến từng trường.Học sinh “loạn” thông tin, thị trường “loạn” cẩm nang tuyển sinh, đúng là… lợi bất cập hại.

 

Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới


Những chủ đề đang được quan tâm:

DIEM THIDIEM THI DAI HOC 2012DIEM THI DAI HOCXEM DIEM THI

DIEM CHUANDIEM CHUAN DAI HOCDIEM CHUAN DAI HOC 2012

TUYEN SINHTUYỂN SINHCHI TIEU TUYEN SINH 2012

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: kinhtedothi)