Ngữ pháp tiếng anh căn bản và nâng cao - Ảnh 1: Chương trình đào tạo tiếng anh cho người mất căn bản:

Click để tìm hiểu khoá học tiếng anh cho người mất căn bản

Vai trò của việc học ngữ pháp tiếng anh

Kể từ khi tiếng Anh được chính thức công nhận là một môn học bắt buộc tại các cấp học ở Việt Nam, ngữ pháp tiếng Anh luôn được nhìn nhận là yếu tố quan trọng nhất trong giáo án của các giáo viên. Đồng thời, rất nhiều học viên cũng chú trọng đến yếu tố này. Tuy nhiên, phải chăng nó xứng đáng được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất của việc học tiếng?

Chúng ta cần xác định mục tiêu của việc học tiếng anh là gì. Đó là có thể SỬ DỤNG được ngôn ngữ đó. Và phương thức sử dụng phổ biến nhất là gì? Chính là Giao tiếp. Và trong giao tiếp, người sử dụng được phép sai ngữ pháp ở mức độ 20-25%. Qua đó, chúng ta có thể thấy ngữ pháp không phải là yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất trong việc hình thành khả năng ngoại ngữ ở học viên. Nói cách khác, ngữ pháp giống như khung xương của một cơ thể sống, giúp cho chúng ta nằm trong một khuôn khổ chính xác nhất định. Trên thực tế, ngữ pháp tiếng Anh chủ yếu chỉ giới hạn trong các chủ điểm sau:

  • Cấu trúc mệnh đề
  • Dạng từ
  • Thì
  • Câu bị động
  • So sánh
  • Câu điều kiện
  • Cấu trúc song hành
  • Số ít/số nhiều
  • Trật tự từ

Học tiếng anh Online: Trọn bộ ngữ pháp tiếng anh căn bản và nâng cao pdf & ebook

Học tiếng anh Online: Trọn bộ ngữ pháp tiếng anh căn bản và nâng cao pdf & ebook

Nhằm giúp các bạn độc giả của Kênh Tuyển Sinh có định hướng rõ ràng khi học ngữ pháp tiếng anh cũng như những bạn đang có nhu cầu muốn ôn tập các kiến thức về ngữ pháp, kenhtuyensinh.vn tổng hợp những chủ đề quan trọng trong khi học ngữ pháp. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có thêm nguồn tài liệu để củng cố kiến thức cũng như có thêm niềm đam mê trong việc học tiếng anh.

Tổng hợp kiến thức về ngữ pháp tiếng anh

Mạo từ: Mạo từ là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định. Tìm hiểu cách dùng & bài tập về mạo từ trong tiếng anh
Tính từ: Tính từ là từ dùng đẻ phẩm định cho danh từ bằng cách miêu tả các dặc tính của sự vật mà danh từ đó đại diện.
So sánh tính từ: Hình thức so sánh bằng nhau được thành lập bằng cách thêm "as" vào trước và sau tính từ
Trạng từ trong tiếng anh (phó từ) - Adverbs: Trạng từ dùng để tính chất/phụ nghĩa cho một từ loại khác trừ danh từ và đại danh từ.
Phân động từ ( Phân từ) - Participles: Phân động từ là từ do động từ tạo ra và nó có đặc tính như một tính từ.
Bảng động từ bất quy tắc - Irregular vebs: Bảng Động từ bất quy tắc
Rút gọn - Astractions: Trong các hội thoại thường ngày, các trợ động từ thường được tỉnh lược. Nhưng trong văn viết, việc dung tỉnh lược nên được hạn chế.
Liên từ: Liên từ là từ dùng để nối các từ loại, cụm từ hay mệnh đề.
Thán từ - Interjections: Thán từ là một âm thanh phát ra hay tiếng kêu xen vào một câu để biểu lộ một cảm xúc động hay một biểu lộ mạnh mẽ nào đó...
Mệnh đề: Mệnh đề là một nhóm từ có chứa một động từ đã chia và chủ ngữ của nó.
Các thì trong tiếng Anh: Cách dùng các thời/thì như hiện tại thường (present simple), quá khứ thường (simple past), tương lai (future), hiện tại hoàn thành (present perfect), quá khứ hoàn thành (past perfect) etc..
Câu điều kiện (Conditionals): Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện và một phần còn lại nêu lên kết quả hay được gọi là mệnh đề chỉ điều kiện và mệnh đề chỉ kết quả. hoc tieng anh online
Đại danh từ (Pronouns): Đại danh từ (Pronouns) là từ dùng để thay thế cho danh từ.
Động từ (Verbs): Động từ là dùng diễn tả một hành động, vận động, hoạt động của một người, một vật nào đó.
Câu chủ động & Câu bị động:
Gồm: Chủ động (Active Voice) và Bị động (Passive Voice).
Câu (Sentences): Câu là một nhóm từ tạo thành nghĩa đầy đủ, và thường được kết thúc bởi dấu chấm (.)(hoặc chấm than (!), hai chấm (:), hỏi chấm (?) ...).
Cụm từ (Phrases): Cụm từ (phrase) là một nhóm từ kết hợp với nhau tạo thành nghĩa nhưng không đầy đủ. cụm từ được phân thành mấy loại sau đây: cụm danh từ, cụm danh động từ, cụm động từ nguyên mẫu, cụm giới từ, cụm phân từ, cụm tính từ
Câu bị động (Passive Voices): Bị (Thụ) động cách là cách đặt câu trong đó chủ ngữ đứng vai bị động.
Câu trực tiếp - Câu gián tiếp (Dicrect and Indirect Speeches): Trong lời nói trực tiếp, chúng ta ghi lại chính xác những từ, ngữ của người nói dùng.
Giống (Gender): Là hình thức biến thể của danh từ để chỉ "tính"- hay phân biệt giống.
So sánh trong tiếng anh: Có 3 cấp so sánh: So sánh bằng, so sánh hơn, so sánh cực cấp
Phó từ (Trạng từ - Adverbs): Tổng quan về phó từ (Trạng từ - abverbs)
Cấu trúc đảo ngữ trong tiếng anh (Inversions): Thông thường, một câu kể (câu trần thuật) bao giờ cũng bắt đầu bằng chủ ngữ và tiếp theo sau là một động từ. Tuy nhiên, trật tự của câu như trên có thể bị thay đổi khi người nói muốn nhấn mạnh. Lúc đó xuất hiện hiện tượng "Đảo ngữ"
Mạo từ xác định (Definite Article): Hình thức của Mạo từ xác định (Definite Article) - THE
Mạo từ bất định A/An: Cách dùng mạo từ bất định A/An
Danh từ (nouns): Tiếng Anh có 4 loại danh từ: Danh từ chung(Common nouns), Danh từ riêng (Proper nouns), Danh từ trừu tượng (Abstract nouns), Danh từ tập hợp(Collective nouns)
Giống của danh từ (Gender of nouns): Các giống của danh từ: Giống đực, giống cái, trung tính
Số nhiều của danh từ: Chỉ riêng danh từ đếm được mới có số nhiều.
Số nhiều của danh từ kép: Cấu tạo của danh từ kép
Danh từ đếm được và Danh từ không đếm được: Đặc điểm của danh từ đếm được & danh từ không đếm được
Sở hữu cách: 's dùng cho danh từ số ít, danh từ số nhiều không tận cùng bằng 's, từ sau cùng trong danh từ kép, hoặc sau từ viết tắt
Phó từ dưới hình thức so sánh và cực cấp: So sánh phó từ
Khi nào dùng sở hũu cách? Sở hữu cách (possessive case) chủ yếu dùng cho người, quốc gia hoặc động vật.
Khi nào dùng Of + danh từ để diễn đạt sự sở hữu? Khi có một cụm từ (phrase) hoặc mệnh đề (clause) theo sau "chủ sở hữu".
Tính từ chỉ phẩm chất: Tổng quan về Tính từ chỉ phẩm chất
Tính từ sở hữu/Đại từ sở hữu: Tính từ sở hữu (My,Your,His,Her,Its,Our,Their) Đại từ sở hữu (Mine, Yours, His, Hers, Its, Ours, Theirs)

Đại từ phản thân: Myself, Yourself, Himself, Herself, Itself, Ourselves, Yourselves, Themselves

Tính từ bất định - Đại từ bất định: One, many, much, several etc.
Đại từ và tính từ nghi vấn: Who (đại từ), Whom (đại từ), What (đại từ và tính từ), Which (đại từ và tính từ), Whose (đại từ và tính từ)
Đại từ nhân xưng: Cách dùng Đại từ nhân xưng I/You/He/She/It/We/They
Đại từ và tính từ chỉ định: Tính từ chỉ định (demonstrative adjectives), Đại từ chỉ định (demonstrative pronouns)

Đại từ quan hệ: Who, Whom, Which, When, Where, That, Whose, Of which, Why


Nói thêm về What và Which: What cũng có nghĩa là "Những điều mà/Những gì mà". Which cũng có nghĩa là "Điều đó".
Giới từ: Giới từ là một từ (At, Between, In, On, Under...) hoặc nhóm từ (Apart from, In front of, Instead of, On account of...) đứng trước danh từ hoặc đại từ để chỉ vị trí, thời gian, cách thức...
Thì hiện tại (Present): Hiện tại đơn giản (Simple Present, Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous), Hiện tại hoàn thành (Present Perfect), Hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect Continuous)
Thì quá khứ (Past): Quá khứ đơn giản (Simple Past), Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous), Quá khứ hoàn thành (Past Perfect), Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past Perfect Continuous)

Thì tương lai (Future): Tương lai đơn giản (Simple Future), Tương lai tiếp diễn (Future Continuous), Tương lai hoàn thành (Future Perfect), Tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future Perfect Continuous)
Điều kiện cách (Conditional): Hiện tại điều kiện cách (Present Conditional), Quá khứ điều kiện cách (Perfect Conditional), Câu điều kiện (Conditional Sentences)
Mệnh lệnh cách (Imperative): Mệnh lệnh cách thể hiện một lời khuyên, một lời yêu cầu hoặc một mệnh lệnh.
Động từ khiếm khuyết (Modal Auxiliaries): Can &Could , May &Might , Must , Ought ,Shall &Should , Will &Would , Need , Dare , Used
Giả định cách (Subjunctive):  Thể hiện ước muốn hoặc hy vọng.
Hoà hợp các thì (Sequence of tenses): Thì của động từ của mệnh đề phụ tùy thuộc Thì của động từ của mệnh đề chính.
Câu hỏi đuôi: Tag questions
Động từ nguyên mẫu (Infinitive): Nguyên mẫu đầy đủ = To + động từ.
Nguyên mẫu không có To: Động từ nguyên mẫu không có To sau: Do & Do not , Did & Did not etc.