Sự kiện: Tuyển sinh, đại học, điểm chuẩn

Thời điểm này, ngay sau khi công bố điểm sàn, các trường ĐH đồng loạt công bố điểm chuẩn, điểm trúng tuyển NV1. Năm nay, khâu hậu kiểm thí sinh trúng tuyển sẽ được siết chặt, các trường khai giảng chậm nhất vào 30/10


3 năm không đủ chỉ tiêu - đóng cửa

Cuối cùng, đúng như dự đoán, điểm sàn không hạ so với năm 2010. Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT đã họp và thống nhất mức điểm sàn năm 2011 như sau: điểm sàn khối A, D là 13, khối B, C là 14 điểm. Điểm sàn CĐ của khối A, D là 10, của khối B, C là 11. 

nhff
Thi xong chưa hết...lo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, về việc các trường ĐH ngoài công lập kiến nghị một mức điểm sàn riêng để “cứu” các trường về nguồn tuyển, về quy định đó là điều không được phép vì điểm sàn là mức tối thiểu để các trường xét tuyển thí sinh đạt chất lượng, không thể thấp hơn. Đồng thời, trong năm tới, Bộ sẽ siết chặt việc giao chỉ tiêu tuyển sinh. “Với những trường đại học 3 năm liền không tuyển đủ chỉ tiêu được giao, Bộ sẽ cắt giảm chỉ tiêu để chuyển sang những trường ĐH khác. Với những trường ĐH 3 năm liền không tuyển sinh được sẽ bị đình chỉ tuyển sinh”- ông Ga khẳng định.

Mùa tuyển sinh năm 2011, cả nước có 1,5 triệu hồ sơ đăng kí thi ĐH và gần 500.000 hồ sơ thi CĐ. Số lượng hồ sơ đăng kí dự thi khối A chiếm đến 55,2%, (gần 1,1 triệu), đứng thứ hai là khối B với 381.503 hồ sơ, chiếm 19,4%. Khối D có tổng số 304.480 hồ sơ, chiếm 15,5%. Khối C có 125.264 hồ sơ (chiếm 6,40%). Các khối khác chiếm 3,50% với tổng số 68.768 hồ sơ. Với mức điểm sàn năm nay, hơn nửa triệu thí sinh đã trượt ĐH, sẽ tìm “lối rẽ” khác vào CĐ hoặc các trường TC.


Thí sinh cần lưu ý

Thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn ĐH trở lên; vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường cao đẳng thuộc các ĐH) khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Các trường quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn điểm sàn.

Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung, chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH; trường CĐ thuộc các ĐH) khi có tổng điểm 3 môn thi từ mức điểm tối thiểu theo quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Các trường CĐ quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển không thấp hơn mức điểm tối thiểu quy định.

Về quy định điểm trúng tuyển, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm); Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 1,5 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết.

Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.

Về việc đăng ký xét tuyển, thí sinh lưu ý, đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm Giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét tuyển.


Siết “hậu kiểm”

Ngay sau khi công bố điểm sàn, Bộ GD-ĐT yêu cầu, sau kỳ thi tuyển sinh, hiệu trưởng các trường ĐH giao cho Phòng hoặc Ban chức năng tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả các thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các bài thi của từng thí sinh.

Cụ thể, các đơn vị thực hiện quy chế ở tất cả các khâu công tác chấm thi (dồn túi, đánh số phách, quy trình chấm hai lần độc lập, biên bản chấm thi, chấm điểm bài thi, quản lý điểm bài thi...), so sánh điểm trên bài thi với điểm ghi ở biên bản chấm thi, ở sổ điểm và ở giấy chứng nhận kết quả thi. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý. Trước ngày 31/12, các trường báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả kiểm tra.

Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế. Các trường khai giảng năm học chậm nhất vào ngày 30/10. Ngày 15/10, các trường lập danh sách thí sinh trúng tuyển và công bố trên mạng Internet.

Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD-ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó. Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD-ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh. 

Điểm chuẩn, điểm chuẩn đại học 2011, điểm chuẩn chính thức, điểm chuẩn dh

Đăng ký nhận điểm chuẩn qua email tại ô bên dưới.

Kênh Tuyển Sinh ( Nguồn báo GD)

 

Xem danh sách các trường đã công bố điểm chuẩn đại học 2011 tại:

Hoặc xem điểm chuẩn từng trường theo link bên dưới:

Điểm chuẩn đại học 2011 các trường phía Bắc:

Điểm chuẩn đại học 2011 các trường miền Trung:

Điểm chuẩn đại học 2011 các trường phía Nam: