Sự kiện: Giáo dục / tuyển sinh / diem thi tot nghiep / diem thi dai hoc


Thực tế trong kì thi tốt nghiệp THPT của hai năm gần đây, Địa lý lại là bộ môn có kết quả thấp nhất trong 6 bộ môn. Trong kì thi tốt nghiệp năm học 2010, toàn thành phố Hà Nội số học sinh có điểm thi môn Địa lý đạt yêu cầu (từ 5 điểm trở lên) chỉ đạt có 64 %, trong đó những bài thi đạt điểm 9,10 là rất hiếm, phần lớn đạt điểm 5, 6 đặc biệt nhiều bài thi có điểm rất kém. Để giúp các em ôn thi môn Địa lí hiệu quả, dưới đây là một số kinh nghiệm các em có thể tham khảo.

Thầy Vũ Quốc Lịch - giáo viên môn Địa lý Trường THPT Hà Nội - Amterdam chia sẻ: Nhận dạng đề thi: Đây là khâu quan trọng hàng đầu, giúp học sinh không bị lệch hướng trong quá trình làm bài. Đề thi thường có từ 3 - 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô...

Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp 2013 môn Địa Lý

 

Phát thảo đề cương cho từng câu hỏi trong đề thi

Việc này nhằm giúp cho việc phân bố thời gian cho từng câu hỏi hợp lí, chính xác, tránh tình trạng thiếu sót nội dung các câu hỏi trong quá trình làm bài. Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết... thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết.

Ngay sau khi nhận dạng đề, thí sinh nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian. Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: thí sinh nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10 - 15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài.

Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó.

Thầy giáo Bùi Hoàng Nghĩa – Tổ trưởng Tổ Anh - Địa Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Atlat địa lý Việt Nam sẽ hỗ trợ cho các em rất nhiều về lượng kiến thức. Các em phải hiểu cấu trúc nội dung, kí hiệu trong tài liệu này để khi trình bày có thể “đọc” được các trang Atlat và mổ xẻ ra nhiều vấn đề khác. Kiến thức trong cuốn này chiếm hơn 70% kiến thức môn địa lý và có thể lấy được 50% số điểm trong bài thi nếu biết cách sử dụng. Nắm vững các kí hiệu và dùng Atlat để tự làm bài trong thời gian ôn tập sẽ không bị rối trong phòng thi. Không chỉ khai thác được bản đồ mà còn hiểu, phân tích được biểu đồ, bảng số liệu, hình ảnh kèm theo. Xem diem thi tot nghiepdiem thi dai hoc tại đây

Khi làm bài thi, nên đọc kĩ đề, xác định dạng câu hỏi, yêu cầu chủ đạo.... Đề thi hỏi gì thì trả lời nấy, trả lời ý nào ra ý đó (có thể gạch đầu dòng hoặc ghi đề mục 1, 2, a, b…) đảm bảo tính chính xác, logic và trực quan..Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ, vì mỗi dạng biểu đồ đều có những “dấu hiệu nhận biết” riêng. Các em nên dựa theo cấu trúc bảng số liệu, đơn vị… và gạch chân dưới những “từ khóa” quan trọng có trong đề. Nếu có từ “cơ cấu” thì chọn biểu đồ tròn, hoặc miền, hoặc cột chồng; nếu có từ “tăng trưởng”, “phát triển”… thì vẽ biểu đồ đường; và nếu từ khóa thể hiện quy mô, sản lượng, khối lượng… thì vẽ biểu đồ hình cột…

Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hà, giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam với tư cách là một giáo viên đang trực tiếp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi và với kinh nghiệm nhiều năm dạy học sinh ôn thi tốt nghiệp, thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ kinh nghiệm để giúp học sinh làm bài thi môn Địa lý có kết quả cao như sau:

Nắm được cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm học 2010 – 2011

Về đại thể thì cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm học này không có sự khác biệt nhiều so với năm học trước. Cấu trúc đề thi gồm hai phần lớn. Phần thứ nhất là phần chung cho tất cả các thí sinh (8 điểm): được chia làm 3 câu:

  • Câu I: (3 điểm): các kiến thức của phần địa lí tự nhiên và địa lí dân cư
  • Câu II: (2 điểm): các kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế
  • Câu III (3 điểm): các kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa lí địa phương

+ Phần thứ hai là phân riêng (2 điểm) gồm có hai câu hỏi (thí sinh chỉ được làm một trong hai câu), câu hỏi theo chương trình chuẩn và câu hỏi theo chương trình nâng cao. Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý (kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu) được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên. Nhìn vào cấu trúc đề thi ta có thể thấy.

Câu I (3 điểm) bao gồm các kiến thức phân địa lí tự nhiên và địa lí dân cư rất nhiều kiến thức. Các em cần tập trung vào ôn phần địa lí dân cư phần này chỉ có ba bài mà được 1,5 điểm trong khi đó phần địa lí tự nhiên cũng được số điểm như vậy nhưng có tất cả 15 bài. Vậy theo tôi, ở phần này các em nên tập trung ôn theo các vấn đề lớn như: Địa hình Việt Nam, Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng… để vẫn có thể đạt được điểm ở câu hỏi này.

Câu II: (2 điểm) gồm các kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế. Ở câu hỏi này trong nhiều năm đề thi tốt nghiệp thường ra dưới dạng vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu thống kê nên ở phần này các em nên tập trung vào rèn luyên các kĩ năng về vẽ biểu đồ và phân tích các số liệu thống kế.

Câu III (3 điểm) gồm các kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa lí địa phương. Ở câu hỏi này nhiều năm đề thi thường hỏi về một trong bảy vùng kinh tế đã được học, do vậy các em cần tập trung nhiều thời gian vào học phần này vì chắc chắn đề thi sẽ có câu hỏi.

Học sinh cần phải nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa

Để biết liên hệ, vận dụng để trả lời các câu hỏi tránh việc học thuộc lòng trả lời máy móc. Các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) thường được trình bày lặp đi, lặp lại ở nhiều bài khác nhau nên rất thuân lợi khi ôn tập và giúp học sinh nhanh chóng củng cố kiến thức. Để các kiến thức trong SGK trở nên dễ nhớ hơn thì ta có thể hệ thống hóa thành các sơ đồ, các bảng hệ thống hóa kiến thức. Trong quá trình ôn, các em cần phải chú ý phân tích và giải thích các mối quan hệ địa lí nhất là mối quan hệ tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Quan trọng và không thể thiếu trong quá trình ôn tập môn địa lí là phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào atlat địa lí Việt Nam. Atlat được coi là “cuốn SGK thứ hai” có rất nhiều các bản đồ, biểu đồ, các số liệu thống kê… Việc sử dụng atlat và vận dụng các kĩ năng địa lí sẽ giúp các em giảm được 50% việc học thuộc lòng bài học một cách máy móc, không có hiệu quả. Việc sử dụng atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi.

Trong quá trình ôn tập cần rèn luyên các kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích số liệu thống kê. Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền trong sách, các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu. Trong SGK Địa lí lớp 12 có rất nhiều các số liệu, học sinh không thể nhớ hết được các số liệu này. Vấn đề ở đây là các em cần phải hiểu và biết cách phân tích các số liệu đó. Có một cách có thể giúp các em đỡ phải ghi nhớ nhiều các số liệu đó là sử dụng số liều trong Atlat Địa lí Việt Nam để minh hoạ cho bài làm. Hầu hết các số liệu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tê đều có trong At lat các em có thể lấy số liệu này dùng cho bài làm.

Thủ khoa khối C (năm 2012) Trần Thị Huyền Trang - Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) chia sẻ:  Địa lý là môn dễ học và dễ ăn điểm nhất trong 3 môn. Khi  làm bài tập, môn Địa lý dễ học vì nó có những cái khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ đã là một “cái khuôn”, nhận xét biểu đồ cũng là “khuôn mẫu”. Trả lời kiến thức lý thuyết cũng có khuôn mẫu. Nếu làm bài thi dựa theo những cái khuôn ấy rất dễ kiếm điểm cao.Một số bài tập lý thuyết Địa lý có cách trả lời trình bày theo những cái khuôn nhất định. Đó là các câu hỏi có đề cập đến các vấn đề về nhân tố Tự nhiên và nhân tố Kinh tế - Xã hội của một vùng miền, địa phương… Chẳng hạn về các điều kiện tự nhiên có: Khí hậu, sinh vật, nguồn nước, vị trí địa lý, đất đai, khoáng sản. Điều kiện KT - XH gồm: cơ sở hạ tầng, vật chất, chính sách, dân cư, nguồn đầu tư nước ngoài… Học, làm bài và trình bày theo những cái khuôn này rất dễ ghi nhớ và cũng dễ dàng kiếm được điểm tốt.

Bài thi Địa có 10 điểm thì 3 điểm thuộc về phần vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. Đây là dạng bài tập không hề khó. Thí sinh phải nắm chắc các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng chúng.

Kỹ năng nhận xét và giải thích biểu đồ luôn đi từ khái quát tới cụ thể. Cái chung trình bày trước, chi tiết trình bày sau. Làm như thế mới bảo đảm đầy đủ, không thiếu ý. Về vấn đề Atlat: Thi ĐH không cho phép thí sinh sử dụng Atlat Địa lý, điều này khiến cho một số bạn có ý nghĩ rằng không cần quan tâm cuốn Atlat này. Đây là quan điểm sai lầm. Atlat rất bổ ích, thí sinh nên sử dụng Atlat thường xuyên trong quá trình học tập và làm bài tập.

Cách học Địa lý của riêng mình là học từ gốc đến ngọn, cần nắm khái quát các vấn đề của bài học thì mới dễ dàng vạch ra nội dung. Tiếp theo cần nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai các ý.

Xem thêm:

>> Hướng dẫn ôn tập và luyện thi đại học môn Vật Lý

>> Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học

>> Chia sẻ cách ôn thi tốt nghiệp PTTH môn Hoá

>> Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh

Theo Nguoiduatin.vn