Sự kiện: ĐẠI HỌC HARVARD

>> Xem thêm thông tin du học Mỹ, trường đại học quốc tế

Tin liên quan:

Tuyển sinh

Chỉ có 7,1% số người nộp đơn cho khóa 2012 được nhận vào Harvard College, con số thấp kỷ lục trong suốt lịch sử của trường. “Những Đại học Tốt nhất nước Mỹ năm 2009” của US News and World Report xếp Harvard hạng 2 trong tuyển sinh (ngang với Đại học Yale, Đại học Princeton và MIT, chỉ sau Caltech), và hạng nhì trong số các đại học tốt nhất trên toàn quốc.

 

 

Cũng theo US News and World Report, tỷ lệ trúng tuyển vào Harvard là 14,3% cho trường kinh doanh, 4,5% cho trường Y tế, 12,5% cho trường kỹ sư, 11,3% cho trường luật, 14,6% cho ngành giáo dục, và 4,9% cho trường Y.

Cơ sở Vật chất

Cơ sở chính của trường là Harvard Yard rộng khoảng 25 mẫu Anh (0, 1 km²) kế cận Quảng trường Harvard của Cambridge, Massachusetts. Ngoài 13 ký túc xá cho sinh viên năm thứ nhất, 4 thư viện, còn có văn phòng chính của Khoa Nghệ thuật và Khoa học. Trường Kinh doanh và nhiều cơ sở thể thao của Harvard, trong đó có Sân vận động Harvard, tọa lạc ở Allston bên kia sông Charles. Trường Y, Trường Nha và Trường Sức khỏe Cộng đồng đặt tại Khu Longwood ở Boston.

 

Harvard University, đai hoc quoc te, thong tin du hoc Harvard, thu tuc lam ho so vao Harvard, kinh nghiem du hoc Harvard, sinh vien Harvard

 

 

Ngoài ra, Harvard còn sở hữu và quản lý Vườn Ươm Arnold ở Jamaica Plain, Boston; Dumbarton Oaks, một trung tâm nghiên cứu về Byzantine, Mỹ châu thời kỳ tiền Columbus, và lịch sử kiến trúc cảnh quan, tọa lạc ở Washington, D. C.; Rừng Harvard, một khu nghiên cứu sinh thái rộng 3 000 mẫu Anh (1 200 ha) ở Petersham, Massachusetts; và Villa I Tatti, một trung tâm nghiên cứu ở Florence, Ý.

 

Trong vài năm vừa qua, Harvard đã mua những khu đất rộng lớn ở Allston bên kia sông Charles trong kế hoạch mở rộng khuôn viên nhà trường về hướng nam. Đang có những đề án khác nhau nhằm nối kết khuôn viên truyền thống của Harvard ở Cambridge với khu vực mới ở Allston, trong đó có việc xây dựng cầu mới và nới rộng cầu cũ cũng như mở tuyến xe điện.

Harvard trong Văn học Nghệ thuật

Nhờ có vị trí trung tâm trong giới tinh hoa nước Mỹ, Harvard thường được chọn làm bối cảnh cho nhiều tác phẩm văn học, kịch nghệ, điện ảnh cũng như trong các lĩnh vực văn hóa khác.

 

Harvard University, đai hoc quoc te, thong tin du hoc Harvard, thu tuc lam ho so vao Harvard, kinh nghiem du hoc Harvard, sinh vien Harvard

Hình ảnh về đại học Harvard

Love Story (Chuyện tình), xuất bản năm 1970, của Erich Segal, cựu sinh viên Harvard và là giáo sư môn văn chương cổ điển ở Yale, viết về mối tình lãng mạn giữa một sinh viên luật Harvard con nhà dòng dõi (do Ryan O’Neal thủ diễn) với một nữ sinh viên âm nhạc vào Radcliffe nhờ học bổng (Ali MacGraw). Cả cuốn tiểu thuyết và cuốn phim đều thấm đẫm những hình ảnh thơ mộng của Cambridge. Trong những năm gần đây, ở Harvard vẫn có lệ mỗi năm cho chiếu phim Love Story vào dịp đón tiếp tân sinh viên. Các tác phẩm khác của Erich Segal như The Class (1985) và Doctors (1988) cũng có các nhân vật chính là sinh viên Harvard.

Harvard cũng xuất hiện trong nhiều xuất phẩm điện ảnh ở Mỹ như Stealing Harvard, Legally Blonde, Gilmore Girls, Queer as Folk, The Firm, The Paper Chase, Good Will Hunting, With Honors, How High, Soul Man, 21 (2008 film), và Harvard Man. Kể từ lúc Love Story được dựng thành phim với bối cảnh Harvard thập niên 1960 cho đến phimThe Great Debaters thực hiện năm 2007, nhà trường không cho phép quay phim bên trong các tòa nhà; hầu hết các cảnh quay đều thực hiện tại những địa điểm có khung cảnh giống Harvard như ở Toronto, hoặc các viện đại học như UCLA, Wheaton và Bridgewater State, mặc dù cảnh quan ngoài trời và các cảnh quay từ trên cao khuôn viên đại học Harvard ở Cambridge vẫn thường được sử dụng. Phim Legally Blonde có những cảnh quay trước Thư viện Widener của Harvard nhưng không chịu sử dụng sinh viên Harvard làm diễn viên quần chúng vì trang phục của họ trông “không giống Harvard”. Cảnh quay lễ tốt nghiệp trong phim With Honors thực hiện tại trước Thính phòng Foellinger của Đại học Illinois, Urbana-Champaign.

 

Nhiều cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh Harvard hoặc có các nhân vật chính liên quan đến Harvard. Robert Langdon, nhân vật chính trong các tác phẩm The Da Vinci Code (Mật mã Da vinci) và Angels and Demons của Dan Brown được miêu tả là “giáo sư môn nghệ thuật biểu trưng” (mặc dù “nghệ thuật biểu trưng” – symbolgoy - không phải là tên chính xác của bất kỳ môn học nào). Pamela Thomas-Graham, nhân vật chính trong một bộ tiểu thuyết trinh thám (Blue Blood, Orange Crushed, và A Darker Shade of Crimson) là một giáo sư Harvard người Mỹ gốc Phi. Trong số các tiểu thuyết nổi tiếng có nhân vật chính là sinh viên Harvard phải kể đến cuốn The Sound and the Fury (Âm thanh và Cuồng nộ) của William Faulkner, và Prozac Nation của Elizabeth Wurtzel. Cựu nhân viên CIA Wyman Ford trong Tyrannosaur và Blasphemy của Douglas Preston cũng là cựu sinh viên Harvard.

 

Cũng mượn khung cảnh Harvard là loạt phim truyền hình rất được ưa thích của Hàn Quốc Love Story in Harvard (Chuyện tình Harvard, đã chiếu ở Việt Nam), thực hiện những cảnh quay ở Đại học Nam California.

 

Harvard University, đai hoc quoc te, thong tin du hoc Harvard, thu tuc lam ho so vao Harvard, kinh nghiem du hoc Harvard, sinh vien Harvard

Hình ảnh về đại học Harvard

Những Nhận xét về Harvard

Năm 1893, sách hướng dẫn của Baedeker gọi Harvard là “học viện lâu đời nhất, giàu nhất, và nổi tiếng nhất ở Mỹ.” Hai chi tiết đầu đến nay vẫn còn chính xác; nhưng chi tiết thứ ba thì đang bị tranh cãi.[49] Đến năm 2007, Harvard vẫn giữ vị trí đầu trong tất cả bảng xếp hạng các viện đại học trên thế giới của THES-QS University Rankings, và Academic Ranking of World Universities. Năm 2007, tờ U. S. News & World Report cũng xếp Harvard đầu bảng “các đại học trong nước”.

 

Tuy nhiên, Harvard cũng là mục tiêu của không ít chỉ trích, bị phê phán về tình trạng lạm phát điểm số giống các đại học khác. Sau những chỉ trích từ các phương tiện truyền thông, Harvard hạn chế hạng danh dự từ 90% trong năm 2004 xuống còn 60% năm 2005, và tỏ ra chọn lọc hơn khi được ban tặng các danh hiệu danh dự “John Harvard Scholar” cho nhóm 5% đầu lớp và “Harvard College Scholar” cho nhóm 5% kế cận – với điểm trung bình tối thiểu là 3.8.

 

Trung tâm nghiên cứu Carnegie Foundation for the Advancement of Teaching, tờ New York Times, và một số sinh viên lên tiếng chỉ trích Harvard đã phụ thuộc vào các trợ giảng trong một số môn học trong chương trình cử nhân; theo họ, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo. Một bài viết đăng trên tờ New York Times cho thấy tình trạng này cũng phổ biến tại một số viện đại học thuộc Ivy League.

 

Tờ Globe cho đăng kết quả khảo sát của Consortium on Financing Higher Education (COFHE) đối với 31 đại học hàng đầu, trình bày những vấn đề như tính sẵn sàng của ban giảng huấn, chất lượng giảng dạy, chất lượng tham vấn, đời sống xã hội ở trường học, và tình cảm cộng đồng kể từ năm 1994. Tờ Harvard Crimson cũng đưa ra những phê phán tương tự.

 

Video về đại học Harvard

 

Theo trích dẫn của Harvard Crimson, Hiệu trưởng Harvard College Benedict Gross tỏ ra quan tâm đến các vấn đề COFHE đã nêu, và hứa sẽ cải thiện tình hình. Cựu Viện trưởng Harvard Larry Summer nhận xét, “Tôi nghĩ vấn đề quan trọng duy nhất là mối quan hệ giữa ban giảng huấn và sinh viên, chúng ta đã để quá nhiều sinh viên cao học tham gia giảng dạy. Các lớp học quá đông đến nỗi giảng viên không biết tên sinh viên. Ít người có cơ hội trải nghiệm phương pháp học tập tích cực như vào phòng thí nghiệm, thảo luận trong lớp, đối thoại tại các hội nghị chuyên đề, hoặc làm việc theo nhóm trong văn khố.

Trường quốc tế, trường đại học quốc tế, đại học quốc tế

Đăng ký nhận thông tin đại học quốc tế qua email tại ô bên dưới

Kênh Tuyển Sinh