>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp
Chủ trương bỏ điểm sàn tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong khi đó, các nhà tuyển sinh đang vắt óc nghĩ cách đặt sàn mới.
Phương án tuyển sinh: chờ Bộ.
FPT là trường ĐH ngoài công lập (NCL) vốn từ nhiều năm qua tự chủ tuyển sinh theo công thức: điểm sơ tuyển + tốt nghiệp THPT + điểm thi đại học trên điểm sàn quy định của Bộ.
Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng, cho biết, mới đây, trong dự kiến tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH, Bộ còn khuyến khích các trường trình phương án tuyển sinh với một loạt điều kiện và cài thêm “được phép sử dụng thi chung nhưng phải trên mức điểm sàn của Bộ”.
Nay Bộ bỏ điểm sàn thì những ai làm phương án tự chủ tuyển sinh riêng đều băn khoăn: bỏ sàn thì dựa trên cái gì để đảm bảo chất lượng?
Ông Tùng kể: Sáng nay (26/3) cán bộ tuyển sinh dưới quyền hỏi ông xem điều kiện trong công thức tuyển sinh của trường năm nay là gì, ông đành trả lời: “Đầu vào: theo quy định của Bộ”.
Kiến nghị ngưỡng tuyển sinh khác thay thế điểm sàn đại học
Ông Trường Tùng nói, với quyết định này sẽ có thể có những xáo trộn nhất định. Ông Tùng giải thích: Có thể có hiệu ứng vào dễ- ra dễ. Theo đó, những trường chất lượng thấp sẽ PR để có nhiều người vào học nhưng sau một thời gian, nếu không đảm bảo chất lượng người học sẽ tự bỏ; hoặc giả, sau khi lấy được bằng dễ dàng nhưng không xin được việc làm người ta sẽ không vào học nữa. Đó chính là cơ chế tự điều chỉnh với một điều kiện thông tin minh bạch và sân chơi bình đẳng, hợp lý.
Kiến nghị ngưỡng tuyển sinh khác thay thế điểm sàn đại học
Bỏ điểm sàn dư luận sẽ băn khoăn là không có ngưỡng đảm bảo chất lượng vì sẽ có tình trạng ai cũng tuyển thì “chết”, trong khi chất lượng ĐH tệ hại thế này, ông Trường Tùng phản ánh ý kiến từ dư luận.
Những trường chất lượng thấp sẽ PR để có nhiều người vào học nhưng sau một thời gian, nếu không đảm bảo chất lượng người học sẽ tự bỏ; hoặc giả, sau khi lấy được bằng dễ dàng nhưng không xin được việc làm người ta sẽ không vào học nữa. Đó chính là cơ chế tự điều chỉnh với một điều kiện thông tin minh bạch và sân chơi bình đẳng, hợp lý.
Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó GĐ ĐH Quốc gia TPHCM đưa ra khái niệm điểm sàn cho từng môn thi tuyển sinh để thay thế điểm sàn tổng hợp trước kia của Bộ. Theo ông Nghĩa, đối với các trường tổ chức thi riêng thì tự họ ấn định điểm tối thiểu cho từng môn. Ông Nghĩa đề xuất: đối với thi ba chung, Bộ đã công bố bỏ điểm sàn cứng thì nên có phương án thay thế; nếu không có ngưỡng, các trường tha hồ định điểm trúng tuyển bao nhiêu cũng được.
Theo ông, Bộ bỏ sàn cứng của cả 3 môn trước đây thì nên ấn định ĐS cho từng môn thi, hoặc có thể gọi là điểm liệt của từng môn thi. Điểm liệt này là bao nhiêu thì phải tính đến số lượng thí sinh cần được phân luồng vào các hệ đào tạo khác như: cao đẳng (CĐ), các trường trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, thông số điểm sàn cho từng môn thi và phải được tổng hợp một cách khoa học sau khi có điểm thi tuyển sinh.
Ông Nghĩa đưa ra phương án: căn cứ điểm thi của từng môn của tất cả thí sinh môn đó và chỉ tiêu để tính thế nào mà có thể loại từ 5-10% tổng thí sinh thi môn đó ra khỏi đối tượng đủ điểm tuyển; tổ hợp 3 môn tuyển phải loại được 15-30% để vào học các hệ đào tạo khác. Làm cách này sẽ có nguồn tuyển dồi dào đến 70% thí sinh không bị điểm liệt (năm 2013 có không đến 45% học sinh đạt điểm sàn).
Ông Đặng Kim Vui, GĐ ĐH Thái Nguyên, dù ủng hộ việc bỏ điểm sàn để tạo điều kiện cho các học sinh vùng khó khăn có thể học tập, phục vụ việc phát triển kinh tế của miền núi, cũng nhấn mạnh: nếu quy định điểm liệt thì phải có quy định rõ ràng; ví dụ: dưới 4 điểm là kém; 4 đến sát 5 là yếu, từ 5 trở lên là có thể đạt. Ngoài ra, cần quy định điểm liệt cho môn trọng tâm; ví dụ, thí sinh học y khoa không thể có điểm Sinh học quá thấp. Nếu Bộ tính đến cả kết quả học tập THPT hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT thì Bộ cũng sẽ cần đưa ra các giải pháp tiếp theo, các quy chế để chỉ đạo việc “học thật- thi thật”.
Theo Tác giả Hồ Thu, báo Người lao động