Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOC - ĐIỂM CHUẨN

Tin liên quan:

> Tuyên bố hai không của bộ giáo dục

>> Đỗ Việt Khoa: Bộ Giáo dục đừng hứa

>>> "Nếu công bố tiếp clip phao thi, tôi không có đất sống"

5 “Cái mất” do cách tổ chức thi tốt nghiệp như hiện nay

Theo nhận định của nhiều người làm trong ngành giáo dục như tôi, ai cũng thấy một điều hết sức phi lý là tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp khá cao, nhưng chất lượng thì ngày một xuống cấp. Vậy lý do từ đâu?

Phải chăng tất cả các hội đồng thi trên toàn quốc đều có 'vấn đề'? Câu trả lời dành cho những người quản lý giáo dục cấp địa phương... Ở đây tôi chỉ đưa ra một nhận định: chúng ta có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay vẫn duy trì như cũ? Thử đánh giá mặt được và mất của vấn đề.

Những mặt trái của thi tốt nghiệp, Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, điểm thi tốt nghiệp, quay cóp, clip sai phạm, đồi ngô, bắc giang

+ Cái mất trước hết là mất của: với kỳ thi tổ chức tập trung trên toàn quốc có thể tiêu tốn hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

+ Cái mất thứ hai là mất việc: cha mẹ mất việc vì lo cho con đi thi, giáo viên mất việc vì coi thi quá nghiêm hoặc không nghiêm...

+ Cái mất thứ ba là mất tình: chồng vợ giáo viên có khi lại nghi kỵ nhau sau mỗi lần đi coi thi xa nhà. Đồng nghiệp mất tình cảm với nhau khi không giúp được em A, em B con anh con em. Bạn bè học sinh mất lòng nhau vì không cho copy... Chưa nói đến cơ hội cho cấp trên hành cấp dưới... cũng mất tình.

+ Cái mất thứ tư là mất lòng tin vào giáo dục, vào những người làm giáo dục...

+ Cái mất thứ năm là... có thể cả mất mạng, vì nhiều thí sinh học hành không ra gì mà gia đình ép phải đi thi chịu không nỗi có thể tìm đến con đường... tiêu cực. Nhiều người có tâm huyết với nghề, với nền giáo dục nước nhà nên đã phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong thi cử, thậm chí cũng bị hăm dọa hành hung, giết...


Còn bao nhiêu cái mất nữa mà tôi không muốn khơi dậy... Điều đó cũng có nghĩa chúng ta nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp PTTH là hợp lý nhất. Vì đã gọi 'phổ thông' thì nên để mọi người đều có, đều biết. Còn khả năng biết được tới đâu thì xã hội kiểm chứng, các kỳ thi Đại học kiểm chứng. Có như vậy nền giáo dục nước nhà mới vượt qua được cái nút thắt ngặt nghèo này mà phát triển lên được.

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

(Theo: Dantri)