Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012 - TUYỂN SINH 2012 - THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Tin liên quan:

Tuy vậy, theo GS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì với tốc độ phát triển hiện nay của hệ thống giáo dục ĐH, "ba chung" đang khiến các trường mất tính tự chủ. Hiệp hội đưa ra ý kiến thay "ba chung" (chung đề, chung đợt thi, chung kết quả xét tuyển) bằng "hai chung" (chung đề, chung đợt thi) ngay trong kỳ tuyển sinh năm 2012, rồi tiến tới bỏ hẳn vào những năm sau.

 

Về sự cải tiến theo hướng này, đại diện một số trường ĐH ngoài công lập cho rằng điều đó sẽ không gây quá nhiều thay đổi, có thể giúp thí sinh thích ứng dần. Thí sinh vẫn thi cùng đợt và có phương thức đánh giá chung nhưng việc chọn lựa đầu vào thì mỗi trường tự tiến hành với các tiêu chí riêng của mình. Như vậy, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ còn phải tập trung lo cho kỳ thi phổ thông, còn việc tuyển sinh là trách nhiệm của các trường.

 

Tuyển sinh 2012: Vẫn có điểm sàn đại học cao đẳng

Tuyển sinh 2012: Vẫn có điểm sàn đại học cao đẳng

Thế nhưng, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, một khi vẫn còn thi "ba chung" thì nhất định phải có điểm sàn, tức là chung kết quả xét tuyển.

Điểm sàn là ngưỡng tối thiểu mà các thí sinh cần vượt qua để có thể học ĐH, giúp bảo đảm chất lượng. Nếu không qua sự sàng lọc mà cho thí sinh ở điểm nào cũng vào học ĐH thì chất lượng đầu vào sẽ  thấp, ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, nguồn nhân lực nước ta đang bị "lệch pha", tức là có quá nhiều sinh viên đại học nhưng ít người học nghề và TCCN. Bởi vậy, sẽ tốt hơn nếu những em không có khả năng học đại học chọn theo học các hệ đào tạo khác để có công việc phù hợp với mình.

Nhìn lại thực trạng tuyển sinh vừa qua, ở nhiều trường có nhiều ngành học, thậm chí là những ngành xã hội đang rất cần nhưng vẫn phải ngừng đào tạo do không tuyển được thí sinh, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận định: Điều này thể hiện sự bất cập trong việc chọn ngành nghề của học sinh bởi các em thường chọn thi vào những ngành nghề dễ tìm được việc làm, như kinh tế, quản lý, ngân hàng, tài chính. Do đó, sắp tới, Bộ sẽ nghiên cứu cơ chế, chính sách để thu hút học sinh vào học những ngành học mà xã hội có nhu cầu. "Điều quan trọng nhất vẫn là việc làm của học sinh học những ngành nghề này, nên xã hội cũng như các đơn vị sử dụng lao động phải tuyển dụng lao động cho phù hợp, để làm sao tuyển đúng người, đúng ngành, bố trí công việc phù hợp".

Trước đó đã có nhiều thông tin và câu hỏi được đặt ra: Có nên bỏ điểm sàn ?

Trước thực tế khó khăn về tuyển sinh của các trường ngoài công lập và những bất công về việc tuyển sinh vào ĐH dưới các dạng hiện nay, Bộ GD-ĐT vẫn kiên quyết không bỏ điểm sàn.

 

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT lại động viên rằng bộ có nhiều cách hỗ trợ để các trường bảo đảm nguồn tuyển sinh với lập luận số thí sinh đạt điểm sàn sau khi các trường công lập tuyển còn nhiều hơn cả số chỉ tiêu các trường ngoài công lập cần tuyển. Điều này rất đáng bàn vì hầu hết các thí sinh đều thi hai kỳ ĐH nên số đạt điểm sàn luôn nhiều hơn số thực có là đương nhiên.

 

Báo chí đã nêu có hàng chục thí sinh đạt thủ khoa ở cả hai trường thi. Có không ít thí sinh đạt điểm sàn nhưng không trúng tuyển nguyện vọng 1 lại cũng không tham gia xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 mà tiếp tục ôn tập để sang năm thi tiếp theo nguyện vọng 1 của mình. Lại có nhiều thí sinh đạt điểm sàn nhưng chấp nhận đi học tại chức ở các trường công lập hay các trường có yếu tố nước ngoài ở trong nước. Số sinh viên học tại chức ở các trường công lập hiện nay bằng 1/2 tổng số sinh viên các trường ngoài công lập (khoảng gần 1 triệu người). Chưa kể nhiều học sinh có điều kiện đi du học.

 

Điểm thi đại học - điểm thi đại học 2012 - điểm thi - tuyển sinh

Đăng ký nhận thông tin tuyển sinh qua email tại ô bên dưới.

Kênh Tuyển Sinh