Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOC - ĐIỂM CHUẨN

Tin liên quan:

>>  Sinh viên ĐH Ngoại Thương tranh luận lương dưới 1.000 USD

>>  Là sinh viên Ngoại Thương chúng ta có quyền yêu cầu

>>  Sinh viên Ngoại Thương: Học trường Top sẽ thu nhập Cao



Tôi đã từng đọc một bài báo và khá tâm đắc về câu chuyện quả cầu đen – trắng. Một nửa quả cầu được sơn màu đen nửa còn lại sơn màu trắng. Người đứng phía đen quả quyết quả cầu có màu đen, người đứng phía trắng cũng khăng khăng quả cầu có màu trắng. Thực ra có lẽ quả cầu to quá so với hình thể nhỏ bé của chúng ta, nên ta không thể biết rằng nó là quả cầu 2 màu, nếu quả cầu nhỏ thì câu chuyện đã trở nên khác. Vậy câu chuyện sinh viên Ngoại Thương chảnh râm ran gần đây liệu phải chăng có một góc nhìn khác?

SV Ngoại thương rất chảnh?

Với một câu khẳng định chắc nịch này thì tôi mạn phép đi ngược về khái niệm và định nghĩa. Sinh viên Ngoại thương là ai? SV Ngoại thương là những người đang theo học chính quy tại ĐH Ngoại Thương có độ tuổi từ 18 đến 22. ĐH Ngoại thương có 2 cơ sở bao gồm CS chính tại Hà Nội và CSII tại TP. HCM. Trung bình mỗi năm chỉ tiêu tuyển sinh của Ngoại Thương là 2500 cho CSI và 900 cho CSII. Mỗi CS lại có 4 khóa, như vậy tổng số sinh viên của ĐH Ngoại thương sẽ là 13,600 sinh viên. Vậy sinh viên Ngoại thương sẽ bao gồm 13,600 người trong độ tuổi từ 18 đến 22 với tỉ lệ nam nữ chưa được tính toán, và từ khắp các vùng miền trên đất nước. Mặc dù đây chỉ là một con số sơ bộ, nhưng cũng có thể tạm kết luận chắc chắn một điều: trong chừng đó con người thì sẽ có muôn vàn tính cách khác nhau, cách suy nghĩ khác nhau.

 

Sinh viên ngoại thương có chảnh không, Sự thực về SV Ngoại thương chảnh, sinh viên ngoại thương, đh ngoại thương, đại học ngoại thương, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh

 

Vậy chảnh là gì? Tôi đã thử nhờ tới người bạn của mọi nhà là “bác Google” thì kết quả thật bất ngờ, chẳng có định nghĩa nào mà thay vào đó là những bài viết “SV Ngoại thương chảnh”. Không chịu thua tôi tra ngay từ điển tiếng Việt thì cũng rất đáng thất vọng, không có khái niệm từ này trong từ điển tiếng Việt. Nhưng tôi có tìm được một số thông tin hay ho quanh từ “chảnh”. Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dương, “chảnh” là một từ địa phương Nam bộ được giới trẻ sử dụng khá phổ biến, có nghĩa là “lên mặt, làm cao, tỏ vẻ ta đây”. Có lẽ vì xem đây là từ địa phương nên từ điển tiếng Việt do các nhà ngôn ngữ học hàn lâm của Viện Ngôn ngữ học biên soạn không có mục từ này. Như vậy, trong sắc thái ý nghĩa của từ “chảnh” có hàm ý chê bai thái độ phách lối, lên mặt.

Vậy ta đã có khái niệm khá rõ ràng về SV Ngoại Thương và từ chảnh. Như vậy, “SV Ngoại thương chảnh” có nghĩa là phải có trên 50% số lượng sinh viên có thái độ phách lối, lên mặt. Có nghĩa là phải có đến 6,800 SV có thái độ theo đúng nghĩa của từ chảnh. Nhưng đến đây thì tôi đành đuối lý vì không thể nào tìm tiếp một số liệu thống kê nào liên quan đến việc 6,800 sinh viên này có thái độ chảnh với đời hay gần đây nhất là với nhà tuyển dụng. Và thực ra, nếu có số liệu ấy thì có chăng tôi vẫn không có câu kết luận: SV Ngoại Thương chảnh mà sẽ là 50% SV Ngoại Thương có thái độ chảnh, dựa theo điều tra thống kê năm x y z nào đó.

Vì sao vẫn mang tiếng chảnh?

Còn nhớ bài báo sinh viên Ngoại Thương 1,000 đô cách đây không lâu đã gây sóng gió cho cộng đồng mạng. Tôi lại quay về cắc cớ: Cộng đồng mạng là ai, bao gồm bao nhiêu người? Tôi chợt nhận ra một điều là ta thường hay có thói quen khái quát hóa vấn đề một cách bừa bãi, lấy điểm nói diện. Bản thân cụm từ “gây sóng gió cho cộng đồng mạng” làm ta liên tưởng ngay đến hàng triệu người sử dụng internet đang bị “chao đảo” trước một vấn đề này. Thực ra, ta vẫn chưa có một con số thống kê chính xác bao nhiêu người đang nói về vấn đề này. Thế là ta bị câu chữ đánh lừa tư duy mà chẳng biết thực hư về con số.

Có một lần tôi trò chuyện cùng với một chị bạn làm trong lĩnh vực tài chính. Chị khá bận rộn, mãi mới có thể gặp được chị. Chị em nói chuyện thì tôi hỏi chị có biết về vụ việc “Cao Thái Sơn” không? Đáp lại tôi bằng một thái độ ngạc nhiên: “Cao Thái Sơn là ai?” Tôi thất vọng với câu hỏi này của chị và buồn lòng nói: “Chán chị ghê! Tin văn hóa nổi tiếng thế mà chị không biết. Chị lạc hậu quá đi” Chị ngay lập tức đáp lại tôi: “Cái đó đâu có giúp ích gì cho công việc của chị gì đâu. Cái đó giúp ích gì cho em ah”. Đến lúc này thì tôi cứng họng, thầm nghĩ có lẽ do tính tò mò cố hữu của người Việt chẳng hạn. Rồi tôi suy rộng ra những tờ báo tôi thường đọc nào là Kênh14, 2sao, Ngôi sao, Dân trí. Còn những tờ báo tôi vẫn thường thấy chị đọc là Doanh nhân Sài Gòn, Saigon Times, Nhịp cầu đầu tư. Thế giới của tôi là thế giới của thế giới của những ngôi sao, những sự kiện văn hóa, … thế giới của chị là của những doanh nhân, những con số về thị trường chứng khoán, về sàn giao dịch, các giao dịch, … Tôi lại nhớ đến hai câu:

Lũ chúng ta nằm trong giường chiếu hẹp

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con


Ừ nhỉ, cuộc sống tôi thật hẹp, thế nên tôi xem những thứ mà tôi biết thì quá to, còn cái nào nằm ngoài những thứ tôi biết thì nó không phải là “hot”. Rồi thì một cái tin “chấn động” như thế về SV 1,000 đô vẫn không thể làm tôi bỏ qua được, đó là một vấn đề rất đáng quan tâm. Rồi những câu chuyện, những tin đồn, những chia sẻ đường dẫn bài viết, … Một người nói cho 2 người, 2 người nói tiếp được cho 4 người, cứ thế thông tin được lan rộng. Ta vẫn mang tiếng “chảnh” vì ta vẫn cứ tiếp tục nói về nó.

Có phải tại truyền thông?

Truyền thông được nhắc đến ở đây bao gồm cả phương tiện truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng đến những phương thức truyền thông đơn giản như giao tiếp, blog, video, … Ta bắt đầu từ bài viết khiến cho “cộng đồng xôn xao”. Người viết bài chắc cũng là một tay bút đáng bậc anh chú. Nhưng cứ báo lớn thì phải là anh là chú sao, có khi lại là một bạn CTV nào đó chứ. Mà đã là CTV thì thôi, anh em FTU không việc gì phải lên tiếng. Mà thôi nếu có là bậc anh chú thì cứ cho là các anh chú được học báo chí bài bản nhưng chưa học về nghiên cứu thị trường, xác suất thông kê như các em FTU thôi, nên không việc gì phải thế. Hay thậm chí một kĩ thuật cơ bản sửa một tựa đề “SV Ngoại Thương bị một nhà tuyển dụng chê chảnh”. Hay “Một nhà tuyển dụng chê sinh viên Ngoại Thương chảnh” thì có lẽ câu chuyện lại khác đi.

Mà đấy, càng phản ứng lại càng chứng tỏ cho mọi người thấy là: Đúng rồi, phải bảo vệ nhau. Hay tệ hơn là có tật giật mình, hay các em chưa bik cuộc đời thế nào đâu, đừng có màu hồng tưởng mình giỏi thế, … “cuộc chiến” vẫn cứ thế tiếp diễn.

Sao lại do truyền thông? Có trách là trách về tính đối chiếu, tra soát thông tin, hay thực ra bài viết chỉ là viết về một trường hợp, nhưng các em lại quá nhạy cảm biến nó thành cái lớn. Có khi tờ báo nọ đơn thuần đưa tin vì hôm nay thiếu đúng một bài trên chuyên mục này thì sao? Cuối cùng, tin chỉ là tin. Nhưng rồi ta lại “tức khí” vô tình biến nó thành chủ đề nóng.

Và rằng có mỗi công ty đó, nếu công ty ấy ko nhận thì thôi, mình nộp đơn công ty khác, các bạn hằng ngày vẫn đang làm việc các bạn khá tốt mà suôn sẻ mà. Chứ có phải một ngày đẹp trời nọ bạn đi ra đường thì cô hàng xóm bên nhà kêu là con ơi nghe nói con chảnh lắm phải hay, hay cô bán bún bò căn tin nói là tao là tao ghét tụi bay là tụi bay chảnh lắm đấy, hay các bạn vừa làm một sự kiện thì có ai từ chối bạn vì kêu bạn chảnh không?

Mọi người dư biết bàn tay có năm ngón, ngón ngắn ngón dài. Nên có những chyện nó trở thành hiển nhiên, có người đẹp thì có người xấu. Hay là cứ thế cái xã hội nói một thằng xấu xí thì bạn lại sửng cồ lên ko tôi không xấu tí nào. Có khi VNE cũng chẳng có tội, do cái tôi lớn, do cái bản năng phản vệ vì đã hơn một lần bị tổn thương, hoặc từ trong quá khứ chí ít 1 lần trong đời có người nói với bạn là chảnh thật. Nhưng nó không có tính đối chiếu, và thế là bạn thổi phồng nó lên.

Rồi thì hãy cứ thống kê ai biết về những tin, những nhà tuyển dụng có biết không? Hay người ta không hề biết, bạn có thể gọi đó là lá cải, thế những người không “ăn cải” có đọc được đến tin này không, hàng mớ câu hỏi chỉ để có câu trả lời là: thực ra tự vận vào thân mình chi cho khổ. Mà nếu nó đúng với mình thì cần xem xét, ko thì thôi thì bỏ qua, gió thoảng mây bay. Người cứ vận vào thân mình lại cứ phải khổ ra, khổ tâm nhiều lắm. Rồi cứ già già cỗi cỗi cứ nghe đâu có chữ Ngoại chữ Thương lại chột dạ. Thế Bách Khoa, Nhân Văn thì không tồn tại chăng, các bạn ấy không có sự tự tôn về trường mình ah? Đâu phải mỗi Ngoại thương mới có tự tôn. Có lẽ là ban đầu đã tự cho Ngoại thương là to rồi nên cứ tưởng là mọi người chú ý tới. Đâu? Có ai chú ý tới đâu? Chỉ là có người lớn có hiểu biết nhưng xấu xí, biết là các em tự cho mình to nên chọc vào cái lòng tự tôn ấy chứ.

Cuối cùng rồi em vẫn học, cuối cùng vẫn bao nhiêu sinh viên Ngoại thương làm tốt công việc của mình, sao cứ phải xem chuyện ấy là to, để rồi cuối cùng khi tôi lên Google tìm chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Ngoại Thương thì kết quả trả về chỉ là “SV Ngoại thương chảnh”

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới


(Theo: TheBox)