Đâu là cách xác định điểm sàn đại học tối ưu nhất

Cách đề xuất tính điểm sàn của Bộ GD-ĐT mới đây là xác định điểm sàn theo điểm bình quân ba môn thi. Đây có thể xem là một cách tính  hợp lý.

Tuy nhiên, theo thống kê của những năm trước, điểm bình quân ba môn thi của từng khối thi đang thấp hơn các mức điểm sàn chúng ta đang xác định.

Do đó, khi thực hiện phương thức này, cần xem xét liệu có ảnh hưởng đến phân luồng học sinh hay không?

Bởi thực tế cho thấy, với mức điểm sàn cao hơn điểm bình quân ba môn thi, hệ TCCN vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Vậy khi thực hiện  xác định điểm sàn ba môn thi, chắc chắn điểm sẽ thấp hơn, điều này có tác động đến tuyển sinh TCCN không?

 

Điểm sàn đại học khó xác định do đâu?

 

Điểm sàn đại học khó xác định do đâu?


PGS.TS. Lê Hữu Lập: Việc cho rằng cách xác định điểm sàn là nguyên nhân khiến các trường ngoài công lập khó tuyển sinh, theo tôi là chưa xác đáng. Bởi vẫn cùng một nguyên tắc tính điểm sàn như nhau nhưng những năm trước các trường NCL vẫn tuyển được sinh viên, chỉ riêng năm 2012 việc tuyển sinh mới trở nên quá khó khăn.

Nguyên nhân khủng hoảng tuyển sinh của trường NCL trong năm 2012 theo tôi ở chỗ khác. Trước hết đó là việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Nếu những năm trước, chỉ tiêu do Bộ GD&ĐT quyết định thì năm 2012, việc xác định chỉ tiêu hoàn toàn do các trường đưa ra dựa trên 2 tiêu chí là giảng viên và cơ sở vật chất. Trong khi đó, các trường công lập luôn có lợi thế hơn về hai tiêu chí này, giảng viên nhiều, cơ sở vật chất tốt nên chỉ tiêu sẽ cao, từ đó hút số lượng lớn thí sinh vào học.

Nguyên nhân thứ hai là do việc kéo dài thời gian xét tuyển. Vì thời gian xét tuyển kéo dài nên lại là cơ hội tiếp theo để các trường công hút hết thí sinh. Giữa trường công và trường ngoài công lập, chắc chắn sự lựa chọn của thí sinh sẽ là trường công, dù đó là trường chưa có thương hiệu tốt. Nhiều trường ngoài công lập hiện nay thực sự chưa đủ sức hấp dẫn đối với thí sinh.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng cần tiếp tục nghiên cứu cách tính điểm sàn vừa khoa học vừa phù hợp với thực tiễn và phải tìm rõ nguyên nhân các thí sinh có từ điểm sàn, không vào đại học, cao đẳng NCL thì họ đi đâu?

Cũng theo ông Lập thì tính điểm sàn theo khu vực của trường? Trường ở các địa phương thành lập ra chủ yếu phục vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Thí sinh ở đây cũng đã nhận được chính sách ưu tiên khu vực. Bộ GD-ĐT cũng cho phép một số trường ở địa phương có ngành học khó tuyển sinh được ưu tiên khu vực cao hơn.

 

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng đại học Đồng Tháp

 

Nên cộng điểm trung bình chung từng môn để tính

 

Xây dựng phương án điểm sàn, cần thống nhất là điểm sàn tính chung cho cả nước chứ không tính riêng cho ai cả, không tính riêng cho từng vùng được. Từ trước điểm sàn được xét thống nhất theo từng khối, vì vậy nên trong từng khối xác định điểm sàn có thể có sự chênh lệch giữa khối này khối khác chứ không nhất thiết phải hơn 0,5 điểm hay 1 điểm mà trước đây đã làm. Có nghĩa là nên cộng điểm trung bình chung (phổ điểm) từng môn để tính điểm sàn…

Sau khi có điểm sàn chung thì việc xác định số lượng trúng tuyển vào từng trường là đáng quan tâm nhất. Điểm sàn là điểm tối thiểu thí sinh thi vào các trường ĐH, CĐ cần phải đạt được. Những trường thuộc “tốp trên” nên lấy điểm cao hơn điểm sàn, không nên lấy sát điểm sàn. Nên phân theo trường để xác định điểm trúng tuyển, đặc biệt những trường “tốp trên” lấy điểm sàn phải cao. Từ đây có thể tạo cơ hội cho những trường “tốp dưới” có khả năng tuyển sinh. Nếu các trường tốp trên tuyển sinh điểm thấp thì trường tốp dưới sẽ rất khó có cơ hội tuyển sinh. Tuy nhiên các trường tốp dưới vẫn phải tuyển sinh theo điểm sàn quy định.

Toàn vùng ĐBSCL có khoảng 39 trường ĐH, CĐ nhưng không sử dụng hết số chỉ tiêu có được trong mùa tuyển sinh năm 2012, có trường chỉ tuyển được 20% chỉ tiêu. Năm 2013 nếu không có giải pháp nào thì viễn cảnh tương tự năm trước sẽ xảy ra. Trên cơ sở có mức điểm sàn hợp lý, khoa học, giải pháp căn cơ trong thời gian tới là các trường phải ngồi lại với nhau để xác định xem trường nào mạnh cái gì và nên tuyển sinh số lượng bao nhiêu? Ví dụ như khối sư phạm Toán, trường ĐH Cần Thơ tuyển bao nhiêu, trường ĐH Đồng Tháp tuyển bao nhiêu? ĐH An Giang tuyển bao nhiêu? Các trường ĐH, CĐ cần ngồi lại với nhau để thống nhất giải pháp. Trường nào mạnh bộ môn nào, mạnh ngành đào tạo nào sẽ ưu tiên tuyển sinh nhiều hơn và HS sẽ biết được để có sự lựa chọn đúng đắn. Còn cách làm hiện nay tất cả dường như tự phát, chưa có thống nhất nên ảnh hưởng rất lớn trong tuyển sinh và vấn đề việc làm SV sau khi ra trường…

Có thể bạn muốn biết :

Kenhtuyensinh

Tổng hợp