Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh được nâng cấp từ Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng cơ sở II, thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở II của Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng, trong giai đoạn này, là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chuyên đào tạo các chuyên ngành ngân hàng và kinh tế từ bậc đại học đến thạc sỹ và tiến sỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở chính tại 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, và hai cơ sở tại số 39 Hàm Nghi, Quận 1 và số 56 Hoàng Diệu II, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2018
1. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT.
2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong phạm vi cả nước
3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển;
Ghi chú: Xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi của thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018
4. Chỉ tiêu tuyển sinh: xem thông tin ở bảng mục 6
5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đúng bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ giáo dục đào tạo quy định cho năm 2018.
- Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thí sinh thuộc đối tượng được quy định tại điều 35 của quy chế thi THPT Quốc gia năm 2017 được phép sử dụng điểm bảo lưu của bài thi/môn thi có trong tổ hợp bài thi/môn thi do Trường quy định để đăng ký xét tuyển cho năm 2018.
Chi tiết xem tại Cổng thông tin tuyển sinh của trường : http://tuyensinh.buh.edu.vn
6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:
TT | Ngành đào tạo | Mã ngành | Tổ hợp môn (Ghi theo mã tổ hợp bài thi) | Chỉ tiêu |
I | Đại học chính quy (dựa vào kết quả thi kỳ thi THPT Quốc gia) | |
A | Chương trình cử nhân chất lượng cao (Mã nhóm ngành đăng ký xét tuyển chung cho 3 ngành để ghi vào hồ sơ: 7341002) | 500 |
1 | Tài chính – Ngân hàng | 7340201 | Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh Toán, KH tự nhiên, Tiếng Anh |
2 | Kế toán | 7340301 |
3 | Quản trị kinh doanh | 7340101 |
B | Nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh (Chương trình đại trà, mã nhóm ngành đăng ký xét tuyển chung cho 4 ngành để ghi vào hồ sơ : 7341001) | 1410 |
1 | Tài chính – Ngân hàng | 7340201 | Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh Toán, KH tự nhiên, Tiếng Anh |
2 | Kế toán | 7340301 |
3 | Quản trị kinh doanh | 7340101 |
4 | Kinh tế quốc tế | 7310106 |
C | Khối ngành Luật (Chương trình đại trà, mã ngành đăng ký xét tuyển ghi vào hồ sơ: 7380107) | Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh Toán, KH xã hội, Tiếng Anh | 130 |
1 | Luật Kinh tế | 7380107 |
D | Khối ngành ngôn ngữ (Chương trình đại trà, mã ngành đăng ký xét tuyển ghi vào hồ sơ: 7220201) | Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh Toán, KH xã hội, Tiếng Anh | 160 |
1 | Ngôn ngữ Anh | 7220201 |
E | Khối ngành quản lý (Chương trình đại trà, mã ngành đăng ký xét tuyển ghi vào hồ sơ: 7340405) | Toán, Vật Lý, Hóa học Toán, Vật lý, Tiếng Anh Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh Toán, KH tự nhiên, Tiếng Anh | 180 |
1 | Hệ thống thông tin quản lý | 7340405 |
II | Liên thông đại học chính quy các ngành (Thi tuyển do Trường tự tổ chức) |
1 | Tài chính – Ngân hàng | 7340201 | Thi tuyển do Trường tự tổ chức vào đầu tháng 08/2018 | |
2 | Kế toán | 7340301 |
3 | Quản trị kinh doanh | 7340101 |
4 | Kinh tế quốc tế | 7310106 |
Lưu ý: Không có mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp môn thi/bài thi.
Tổng điểm xét tuyển được tính theo công thức:
ĐXT = (M1 + M2 + M3) + Điểm ưu tiên
Trong đó: M1, M2, M3 là điểm của bài thi/môn thi có trong tổ hợp xét tuyển.
Điều kiện phụ : Xử lý trường hợp thí sinh có ĐXT bằng nhau trong cùng tổ hợp bài thi/môn thi hoặc khác tổ hợp bài thi/môn thi đăng ký xét tuyển:
+ Điều kiện 1: ưu tiên xét tuyển thí sinh có điểm bài thi/môn thi cao hơn theo ngành/nhóm ngành như sau:
Các nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh, Quản lý: Môn Toán
Các nhóm ngành Luật, Ngôn ngữ: Môn Tiếng Anh
+ Điều kiện 2: trong trường hợp đã áp dụng điều kiện 1, các thí sinh vẫn còn cùng mức điểm, ưu tiên xét tuyển thí sinh có số thứ tự ưu tiên đăng ký nguyện vọng chọn nhóm ngành/ngành cao hơn.
7. Tổ chức tuyển sinh:
- Chương trình đào tạo cử nhân Chất lượng cao gồm các ngành Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, xét tuyển riêng theo tổng chỉ tiêu đã định và cùng mức điểm chuẩn trên cơ sở đăng ký xét tuyển từ đầu của thí sinh. Thí sinh trúng tuyển được ưu tiên lựa chọn ngành học, cơ sở học tập tại Quận 1 hoặc Thủ Đức theo nguyện vọng, được tạo điều kiện nội trú nếu học ở cơ sở Thủ Đức, được liên thông chuyển tiếp các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế (trong đó có trường Đại học Griffith – Australia);
- Tuyển sinh đại học chính quy chương trình đại trà các ngành: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế xét tuyển chung theo nhóm ngành (điểm chuẩn trúng tuyển chung). Thí sinh trúng tuyển được phân chia vào các ngành học cụ thể sau khi kết thúc 3 học kỳ đầu của khóa học dựa trên chỉ tiêu đào tạo từng ngành, nguyện vọng cá nhân và kết quả học tập;
- Các ngành: Luật Kinh tế, ngôn ngữ Anh, Hệ thống Thông tin Quản lý xét tuyển theo chỉ tiêu và điểm chuẩn trúng tuyển riêng trên cơ sở đăng ký xét tuyển từ đầu của thí sinh;
- Tuyển sinh đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học được thực hiện dưới hình thức thi tuyển do Trường tự tổ chức vào đầu tháng 8/2018 căn cứ vào các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh và đào tạo liên thông.
8. Chính sách ưu tiên:
- Chính sách xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7)
- Thí sinh thực hiện các thủ tục để được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển:
Theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy
a) Hiện nay Nhà trường tổ chức thu học phí theo hướng dẫn của Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ, quy định về cơ chế thu và quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
b) Lộ trình tăng học phí: Căn cứ theo Nghị định 86 lộ trình tăng học phí được quy định từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 cụ thể như sau:
Đối với hệ Đại học chính quy (chương trình đại trà): Căn cứ Khoản 2 Điều 5 - Nghị định 86: Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 như sau:
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo | Năm học 2017-2018 | Năm học 2018-2019 | Năm học 2019-2020 |
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản | 740 | 810 | 890 |
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch | 870 | 960 | 1.060 |
3. Y dược | 1.070 | 1.180 | 1.300 |
Đối với hệ đại học chính quy (Chương trình đào tạo chất lượng cao): Học phí năm học 2018 - 2019 khoảng 31.000.000đ/năm/sv.
Theo Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM