Sự kiện: Tiếng anhNgoại ngữTrung tâm anh ngữ

Tin liên quan:

Tiếng Anh trong trường học

>> Tiếng anh ở trường tiểu học

>>> Trung tâm anh ngữ

 

Lượng kiến thức nặng, thời gian hạn chế, giáo viên thừa và thiếu về trình độ… là những vấn đề còn nan giải nếu muốn dạy và học tốt tiếng Anh.

 

Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM với học sinh (HS) THPT, được tổ chức hồi cuối tháng 3 vừa qua, nhiều HS đã đặt vấn đề: Học tiếng Anh trong nhà trường không phát huy được hết bốn khả năng nghe, nói, đọc, viết. Làm sao để khi gặp người nước ngoài chúng em không phải rụt rè vì không dám nói chuyện? Lãnh đạo ngành giáo dục tuy khen HS TP.HCM khi giao lưu với bạn bè quốc tế đều không hề thua kém nhưng cũng thừa nhận: Việc dạy và học tiếng Anh còn nhiều bất cập!

hoc tieng anh, trung tam anh ngu, tieng anh, tieng anh trong truong, mon tieng anh, ngu phap tieng anh

Chỉ giỏi văn phạm

Mặc dù đoạt giải nhất tiếng Anh trong kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp thành phố vừa qua, em Võ Tường Vân vẫn chưa tự tin giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Vân cho biết em thích tiếng Anh từ nhỏ nên học tốt hơn một số môn học khác. Em học tiếng Anh phần lớn bằng cách đọc truyện, xem tivi và nghe nhạc tiếng Anh. “Em học chương trình tăng cường nhưng hầu như không được luyện nói còn phần nghe cũng rất ít, thầy cô chỉ dạy kiến thức là chính. Do đó, chúng em chỉ đọc tốt chứ không nói tốt được. Lâu dần rồi tụi em nhát nói luôn” - Vân bộc bạch.

 

Lê Thị Trang, HS lớp 12 tại một trường THPT ở quận 5, kể: Em thích theo ngành du lịch nhưng không tự tin với vốn tiếng Anh của mình. Điểm học kỳ môn tiếng Anh của em thường hơn tám phẩy nhưng đó là kết quả so với mặt bằng trong lớp và kiến thức sách giáo khoa. “Trong các kỳ thi, môn tiếng Anh với em rất đơn giản vì phần lớn là ngữ pháp. Phần nghe nói đều nằm trong sách, em học đi học lại đến thuộc lòng. Đến khi kiểm tra, mặc dù loa máy ở lớp nghe rất tệ nhưng em vẫn làm được vì đã thuộc. Phần nói cũng theo chủ đề sẵn, chỉ cần học thuộc là được, nếu bất ngờ nói và nghe ngoài nội dung đó là em chịu thua. Thỉnh thoảng, tập nói tiếng Anh với các bạn nhưng ấp úng mãi mới được vài câu cơ bản” - Trang cho biết.

 

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), đối với HS theo chương trình bình thường, có ba tiết/tuần, một tiết chỉ có 45 phút, một lớp đến 45 HS, giáo viên cố gắng lắm cũng chỉ đủ truyền tải văn phạm, không có thời gian nghe và nói nhiều thì làm sao giao tiếp tốt được. HS có giỏi là giỏi viết, giỏi ngữ pháp chứ chưa thể giỏi nghe, nói được.

Có thay đổi nhưng nửa vời

Có một thực tế là việc dạy và học tiếng Anh tại TP.HCM đã được đổi mới nhưng không triệt để. Cô Nguyễn Thị Thanh Xuân cho biết năm nay trường có 14 lớp và một lớp chuyên tiếng Anh. Đây là những lớp có HS học tiếng Anh khá tốt vì mỗi tuần học đến tám tiết. Tuy nhiên, trong đó có khoảng ba lớp học tốt. Do mỗi tuần chỉ có một tiết học giao tiếp. Hơn nữa, trường thực hiện dạy tiếng Anh tăng cường đã bốn năm nhưng lại không có giáo viên tăng cường tiếng Anh, chủ yếu do giáo viên bình thường đảm trách. “Ở khối tăng cường, phần lớn đều là HS khá giỏi tiếng Anh, số lượng tiết học và kiến thức nhiều hơn. Nếu không có giáo viên tăng cường sẽ rất thiệt thòi cho cả một chương trình” - cô Xuân cho hay.

 

Thầy Nguyễn Văn Vượng, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình), phân tích: Chương trình học còn nặng nề, chủ yếu là ngữ pháp, cấu trúc câu mà chưa chú trọng kỹ năng nghe nói nhiều. Mỗi tuần chỉ có 3-4 tiết để học, không có thời gian cho các em giao tiếp nhiều khiến nhiều em nhút nhát, bị động, không vận dụng vào lời nói được. Thứ hai, giáo viên dạy tốt về tiếng Anh không nhiều, giáo viên thừa nhưng thiếu về trình độ dẫn đến thiếu những tiết học đạt hiệu quả cao. Thứ ba, môi trường giao tiếp cho các em không có, các em học mà không được hành sẽ không hình thành kỹ năng và phản xạ được.

 

Theo thầy Vượng, trường tổ chức nhiều hoạt động như thi kể chuyện, hùng biện, diễn kịch, giao lưu với HS quốc tế… bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đó chỉ là những hoạt động bổ trợ ít ỏi, hiệu quả chưa cao” - thầy Vượng nói.

Phải ra “lò” luyện mới mong giỏi

Bắt đầu lên cấp hai, em N.T.N.Hà, HS lớp 11 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhận được học bổng và học tại Trung tâm Apollo được hai năm. Sau đó em chuyển sang học ở Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ cho đến nay. Ở trung tâm, em được học cùng giáo viên bản ngữ với những tài liệu rất mới. Em được nghe nói liên tục và phải trải qua nhiều khóa kiểm tra để đánh giá. Cuối tuần, em thường cùng nhóm bạn đến Nhà văn hóa Thanh niên để học giao tiếp với người nước ngoài.

 

Hà cho hay phần lớn HS vào trường chuyên đều khá giỏi tiếng Anh nên các giờ học môn này đều rất sôi động. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% giờ học ở lớp là được nghe nói và giao tiếp, còn lại vẫn là từ vựng, ngữ pháp, viết đoạn văn… Theo Hà, để học tốt tiếng Anh thật sự, trong trường chỉ đáp ứng được 50%, 40% học giao tiếp ở các trung tâm và 10% phải tự rèn luyện lại những kiến thức đó qua xem phim, nghe nhạc và tập luyện với người khác.

 

Cô Phan Như Loan, giáo viên lớp 9 dạy bộ môn tiếng Anh Trường THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh), cho biết HS học khá môn tiếng Anh phần lớn đều học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ.

Tiếng anh thiếu nhiTiếng anh du họcTiếng anh thiếu niên

Đăng ký nhận thông tin Tiếng anh, ngoại ngữ khác qua email tại ô bên dưới

Kênh Tuyển Sinh