Liên thông - liên kết đào tạo cònnhiều bất cập

Nhiều năm qua, đào tạo liên thông, liên kết đã giúp cho hàng chục nghìn người nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này đang bị buông lỏng, dẫn đến nhiều trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) "xé rào", tuyển sinh và đào tạo không đúng quy định, không bảo đảm chất lượng đào tạo.

>> Xem bài: Liên thông, liên kết đào tạo: Đụng đâu sai đó

Tình trạng vi phạm các quy định tuyển sinh, đào tạo liên thông, liên kết xảy ra phổ biến không chỉ với các trường được coi là "tốp dưới", các trường ngoài công lập mà còn với cả các trường "tốp trên" như Ðại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Trường đại học Dược Hà Nội. Qua kiểm tra việc tuyển sinh, đào tạo liên thông, liên kết trong tháng 5 vừa qua, Bộ GD và ÐT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính một số trường. Trong đó, có các trường đại học: Dược Hà Nội, Nông nghiệp Hà Nội, Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Dân lập Hải Phòng, Công nghệ Vạn Xuân (Nghệ An); trường cao đẳng: Xây dựng số 2 (TP Hồ Chí Minh), Sư phạm Lào Cai và Trường CÐ ASEAN (Hưng Yên). Lỗi vi phạm chủ yếu gồm: tuyển sinh liên thông trình độ cao đẳng lên đại học chính quy khi không được Bộ GD và ÐT giao chỉ tiêu; sai phạm trong quá trình thu nhận hồ sơ, tổ chức thi tuyển sinh để đào tạo liên thông trình độ trung cấp, cao đẳng, cao đẳng nghề lên trình độ đại học hệ chính quy; vi phạm về quản lý, cấp phát văn bằng...

Ðể chấn chỉnh đào tạo liên thông, liên kết, theo hướng giản lược hành chính, phân cấp và giao quyền tự chủ nhưng không thả nổi, mở ra cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở đào tạo. Mặt khác, cần quy định rõ phạm vi, mức độ, quyền hạn và trách nhiệm phối hợp của từng cơ quan quản lý nhà nước. Bộ GD và ÐT cần giám sát chặt chẽ, toàn diện vấn đề đào tạo liên thông, liên kết của các cơ sở đào tạo; thường xuyên công khai các trường vi phạm quy định đào tạo liên thông, liên kết. Việc giám sát, xử lý sai phạm cần làm ngay từ khâu tổ chức tuyển sinh của các trường, tránh tình trạng người dự tuyển đã nhập học được một thời gian rồi bị buộc thôi học, gây thiệt thòi, bức xúc.

>> Xem thêm về: Quy định mới về đào tạo liên thông Đại học - Cao đẳng 2013

Cần có sự thống nhất từ bộ đến địa phương

Ngoài việc xử lý nghiêm của ngành GD và ÐT, các ngành, địa phương, nhất là các địa phương có cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn cần tăng cường giám sát và xử lý những sai phạm của cơ sở liên kết đào tạo. Ðẩy mạnh tuyên truyền các quy định về đào tạo liên thông, liên kết. Công khai những trường đủ điều kiện, được phép tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông, liên kết để toàn xã hội biết. Tránh tình trạng, người học thấy thông báo tuyển sinh là dự tuyển nhưng không biết đơn vị tuyển sinh đó có được phép hay không.

Hy vọng rằng, với những biện pháp tích cực nêu trên, chất lượng, hiệu quả việc đào tạo liên thông, liên kết sẽ được bảo đảm, tạo cơ hội học tập công bằng cho mọi người; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

 

Tin bài gốc: nhandan

 

Thông tin cần biết mùa thi:

 

Kenhtuyensinh

Theo: nhandan