>> Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, khoa giáo

Bộ trưởng GD-ĐT tham gia giải trình tại phiên chất vấn thành viên Chính phủ. Hai nội dung “nóng” được các đại biểu chất vấn là nạn học giả, bằng thật, mua bán bằng cấp và tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.

Ngăn chặn sử dụng bằng giả

Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về nạn học giả, bằng thật, mua bán bằng cấp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết đây là hiện tượng có thật. Tuy nhiên việc mua bán bằng cấp chỉ diễn ra đối với các cá nhân, tổ chức bên ngoài, ngành giáo dục chưa phát hiện trường hợp một nhà trường nào bán bằng cấp.

ngăn chặn sử dụng bằng cấp giả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: Ngăn chặn sử dụng bằng giả

Cục Xuất nhập cảnh thông báo đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để ra nước ngoài làm việc. Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các cơ quan chức năng, giúp phía công an phát hiện, xử lý các trường hợp này. Bộ cũng đã tham gia xác minh, kết luận nhiều vụ sử dụng bằng giả, trong đó có cả trường hợp là cán bộ ở các cơ quan Nhà nước, người đứng đầu ngành giáo dục thông tin thêm.

Về giải pháp ngăn chặn nạn sử dụng, mua bán bằng giả, Bộ trưởng GD-ĐT khẳng định đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục công khai danh sách học sinh, sinh viên tốt nghiệp (kể cả cao học, tiến sỹ…) lên website để các cơ quan sử dụng lao động, cơ quan quản lý có thể đối chiếu, tìm thông tin về người lao động. Tuy nhiên, hiện phần mềm mới cập nhật số học sinh, sinh viên tốt nghiệp 3 – 4 năm trở lại đây.

Bộ cũng sử dụng phần mềm để phát hiện việc sao chép luận án để tránh “học giả, bằng thật”. Bên cạnh đó, tập huấn cho toàn bộ hệ thống thanh tra giáo dục các cấp; phối hợp thanh tra, kiểm soát hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn, trong đó có việc phát hiện, xử lý việc sử dụng bằng giả.

Giải quyết tình trạng thất nghiệp

Trả lời câu hỏi về tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, đây là vấn đề chưa thể giải quyết triệt để. Bộ GD-ĐT và cá nhân Bộ trưởng nhận thấy có trách nhiệm trong việc quy hoạch, xây dựng chế độ chính sách.

Bộ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT đã thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực, từ đó xác định nguồn lực ở nhiều khu công nghiệp mới để có hướng giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay.

Xem thêm:

>>Tốt nghiệp rồi lại thất nghiệp

>>Tốt nghiệp rồi thất nghiệp: Vì đâu nên nỗi?

Theo tác giả Lê Đỗ, Toquoc