Mỗi năm, hơn 1.600 sinh viên năm 5, năm 6 của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ luân phiên nhau thực tập tại mạng lưới y tế cơ sở (trung tâm y tế, trạm y tế) của TP HCM.

Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch công bố phương án tuyển sinh 2021

Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch công bố phương án tuyển sinh 2021

Trong kỳ tuyển sinh 2021, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) sẽ tuyển 1.280 chỉ tiêu hệ đại học chính quy cho 9 ngành.

Mỗi đợt từ 100 - 120 sinh viên, đội trước sẽ rút về khi có đội sau đến nhận nhiệm vụ. Bên cạnh đó, giảng viên Khoa Y tế công cộng sẽ phối hợp chặt chẽ cùng nhân viên y tế của y tế cơ sở hướng dẫn sinh viên thực tập cộng đồng.

Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã có buổi làm việc với Trung tâm Y tế các quận 8, 10, Gò Vấp, Bình Thạnh để thống nhất nội dung thực tập cộng đồng cho sinh viên.

Cụ thể, sinh viên y đa khoa năm 5 sẽ được thầy cô hướng dẫn "Chẩn đoán cộng đồng" thông qua việc nghiên cứu các số liệu được Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Khoa Kiểm soát bệnh tật, Khoa Y tế công cộng tổng hợp định kỳ, qua đó xác định được đặc điểm tình hình địa phương như vị trí địa lý, đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội… và nắm được tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Khi xác định được các "Vấn đề sức khỏe ưu tiên" cần can thiệp cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của nguồn lực địa phương sẽ đề xuất giải pháp can thiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên năm 5 phải thâm nhập thực địa tại Trạm Y tế để tìm hiểu cách xác định các chỉ số liên quan đến vấn đề sức khỏe như xác định chỉ số BI (Breteau Idex - Số dụng cụ chứa nước có lăng quăng/ 100 nhà điều tra) thông qua hoạt động giám sát, diệt lăng quăng; tìm hiểu quy trình điều tra, xác nhận ca F0, quy trình nhập liệu và tính các chỉ số liên quan đến tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.

Sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM sẽ thực tập như thế nào? - Ảnh 1

Phối cảnh tổng thể Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạnh (cơ sở 2)

Sinh viên y đa khoa năm 6 sẽ triển khai các hoạt động "Can thiệp cộng đồng" trên cơ sở các "Vấn đề sức khỏe ưu tiên" được sinh viên năm 5 tìm ra.

Sinh viên năm 6 sẽ xây dựng và triển khai Đề án "Can thiệp cộng đồng" bằng cách thâm nhập sâu các hoạt động của y tế cơ sở thông qua các hoạt động hỗ trợ trạm y tế như lấy mẫu cộng đồng, hỗ trợ tiêm chủng vắc-xin, tham gia hỗ trợ tại khu cách ly, điều trị F0, tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho các đối tượng nằm trong "Vấn đề sức khỏe ưu tiên" tại địa bàn như phòng chống sốt xuất huyết, bệnh tai - chân - miệng, bệnh đái tháo đường, chăm sóc bệnh nhân F0 tại nhà.

PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết đây là tiền đề để sinh viên tham gia chương trình thực hành 18 tháng sau tốt nghiệp của Sở Y tế TP HCM nhằm thực hiện Đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở.

"Nhà trường cũng sẽ nhận các bác sĩ đã có chứng chỉ hành nghề 18 tháng trở lại trường tiếp tục tham gia lớp đào tạo liên tục 6 tháng về y học gia đình để chuyển sang làm việc ở lĩnh vực bác sĩ gia đình" - bác sĩ Hiệp cho hay.

Như vậy, thời gian tới sẽ có 3 lực lượng thường trực tham gia hỗ trợ tại mạng lưới y tế cơ sở là sinh viên y đa khoa năm 5, năm 6, các bác sĩ chương trình thực hành 18 tháng của Sở Y tế TP HCM và các giảng viên Khoa Y tế công cộng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Tuyển sinh 2021: Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch bổ sung phương án xét tuyển mới

Tuyển sinh 2021: Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thông báo xét tuyển bổ sung

Theo Người Lao Động