Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

 

Nhà trọ tại TPHCM đầu năm không khan hiếm và cũng không “sốt” giá như các năm trước. Nhưng điều này vẫn không giúp SV xa nhà giảm được áp lực khi mà quá nhiều thứ khác lại “nhảy” giá.

Giữ giá nhà trọ, “thổi” giá điện nước

Khác với lo lắng trước đây của nhiều sinh viên (SV) xa nhà, năm mới sẽ là “nấc” thời gian nhiều chủ nhà nâng giá nhà trọ. Nhưng thời điểm sau Tết, giá phòng trọ cho thuê ở TPHCM lại khá bình lặng. Ghi nhận tại những nơi tập trung nhiều phòng trọ cho thuê gần các trường học, các khu công nghiệp…, hầu hết các khu phòng trọ giữ nguyên mức giá cũ. Chỉ một vài nơi tăng giá phòng lên 50.000 - 100.000 đồng.

noi lo tang gia nha tro, gia nha tro tang sau tet, gia nha tro, gia dien, gia nuoc tang, sinh vien tim phong tro

Một khu nhà trọ sinh viên


Điều này được nhiều chủ trọ lý giải, giá phòng trọ lâu nay so với túi tiền của người thuê đã ở mức cao nên khó mà tăng thêm nữa. Nhiều SV chấp nhận ở ghép, một phòng 3 - 5 người thay cho 1 - 2 người trước đây cùng với lượng công nhân đổ vào Nam kiếm việc không cao như mọi năm nên tình hình nhà trọ không căng thẳng.

 

Thời điểm này các năm, các phòng trọ đều được lấp kín thì bây giờ, khu vực nhà trọ nào cũng chăng biển cho thuê phòng với giá như năm ngoái. SV có nhiều cơ hội để chọn phòng ưng ý hơn chứ không đến mức phải giành nhau giữ chỗ như trước.

 

Chỗ trọ luôn chiếm một khoản lớn trong chi tiêu của SV. Sau Tết, khi phòng trọ giữ giá, những tưởng SV xa nhà sẽ bớt được phần nào gánh nặng nhưng khi giá phòng không tăng, nhiều chủ trọ lại tăng giá điện nước. Nhiều khu trọ giá điện nước đã tăng lên 1.000 - 2.000 đồng trên mỗi số điện hoặc khối nước. Giá điện nước của nhà nước tăng nên chủ nhà cũng tăng nên SV phải chấp nhận dù mức tăng rất chênh lệch.

 

Ngân, SV trường CĐ Bách Việt, cho hay chỗ trọ nơi cô ở không tăng tiền phòng nhưng giá giếng nước khoan tăng từ 3.000 đồng tăng lên 5.000 đồng/khối.

 

“Tiền nước không bao nhiêu nhưng chủ nhà phải bỏ tiền điện để bơm nước, hơn nữa mỗi lần máy bơm hỏng họ phải bỏ hàng trăm nghìn để sửa máy nên bọn em rất thông cảm với việc tăng giá này. Nhưng quả thật, sẽ thêm gánh nặng cho SV”.

 

Tại nhiều khu trọ có biển quy định của cơ quan quản lý về giá điện dành cho người thuê trọ nhưng mức giá này không tồn tại trên thực tế mà người thuê phải trả cao hơn quy định gấp 3 - 4 lần.

 

Nguyễn Văn Quang, cựu SV trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho hay, theo quy định của công ty điện lực treo ở ngay khu trọ thì SV sẽ chỉ phải trả chưa đến 1.000 đồng/số điện cho dưới 50 số nhưng lâu nay họ vẫn phải trả 3.000 đồng/số và giá điện lại đang sắp tăng.

 

Quang cho hay, dưới tấm biến này có số đường dây nóng để người thuê trọ có thể phán ánh khi chủ nhà thu tiền điện sai quy định, SV nào cũng nhìn thấy nhưng chẳng ai dại gì đi “tố”.

 

“Cái lý chủ nhà trọ SV đều hiểu, nếu thu giá điện nước theo quy định, họ sẽ tăng tiền phòng trọ để bù vào, lúc đó ai phạt được họ? Điện nước giá cao SV có thể dùng ít để tiết kiệm chứ phòng trọ mà tăng thì tháng nào cũng phải trả đúng như vậy, không tiết kiệm nổi”, Quang nói.

Sinh viên “chới với”

Đầu năm, SV vừa trở lại thành phố đã phải choáng váng vì giá tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày đua nhau tăng. Cơm bình dân - nhu cầu thiết yếu của nhiều SV - cũng đã có mức giá mới cao hơn trước từ 2.000 - 5.000 đồng. SV nào ăn cơm ngoài, mỗi tháng sẽ phải “gánh” thêm một khoản không nhỏ.

 

Với những SV tự lo nấu ăn cũng không dễ thở hơn chút nào khi nhiều mặt hàng tăng giá như điện nước, gas… Mỗi bình gas mini trước Tết bình quân từ 4.000 - 5.000 đồng, mới đây là đã lên 6.000 - 7.000 đồng. Nhiều quán bán với giá cũ thì lượng gas vốn đã rất “khiêm tốn” so với vỏ bình nay lại càng giảm hơn.

 

Nguyễn Lan, thuê trọ ở chung cư 207 Trần Hưng Đạo (P. Cô Giang, Q.1) kêu trời khi mỗi bình ga đã tăng lên 1.500 đồng. “Phòng em ba người, bình gas nấu được ngồi thịt, nồi canh là hết, mỗi ngày hết 2 bình, tính ra mỗi tháng chi thêm 100.000 đồng tiền gas. Với SV mọi thứ chi tiêu đã lên lịch kỹ càng thì đây là một khoản không nhỏ”, Lan nói.

 

Theo Lan, biện pháp được nhiều SV sử dụng nhất khi giá cả tăng lâu nay là “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm các khoản chi tiêu ăn uống, mua sắm… Nhưng đến nay, tiết kiệm để chống chọi với giá đã hết tác dụng vì họ chi tiêu đã dè xẻn hết mức, đâu còn chỗ “dư” để tiết kiệm.

 

Không ít SV hàng ngày ngồi ở giảng đường mà vẫn canh cánh nhẩm tính chuyện tiền nong, ăn uống. Cùng với việc tiết kiệm, nhiều bạn nghĩ đến việc tăng cường đi làm thêm, cải thiện đời sống. Nhưng không phải việc làm thêm nào cũng thuận lợi cho việc học tập và đời sống nên nhiều SV không khỏi lo lắng khi giá cả tăng.