Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012 DIEM THI DAI HOC DIEM CHUAN DAI HOC

Ngành Kinh tế Tài nguyên (mã ngành D110107) là ngành đào tạo mới ở Việt Nam trong khối ngành Kinh tế học, được Bộ GD-ĐT giao cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo theo Quyết định số 6038/QĐ-BGDĐT ngày 29/11/2011 nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao về kinh tế và quản lý tài nguyên. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Tài nguyên đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học hàng đầu thế giới và phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.


Để khuyến khích sinh viên học tập và phục vụ cho lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có chính sách ưu tiên giảm 01 điểm so với điểm sàn chung vào trường.

Vào học ngành này, sinh viên được học các môn chính gồm Kinh tế vi mô; Kinh tế vĩ mô; Quản lý học; Quản trị kinh doanh; Kinh tế lượng; Lý thuyết tài chính tiền tệ; Nguyên lý kế toán; Kinh tế phát triển; Địa lý kinh tế Việt Nam; Kinh tế tài nguyên (phần 1 và 2); Quản lý tài nguyên (phần 1 và 2); Phân tích lợi ích - chi phí sử dụng tài nguyên; Lý thuyết định giá tài nguyên; Pháp luật về tài nguyên; Thống kê và hạch toán tài nguyên; Thuế và phí tài nguyên; Thị trường tài nguyên và sản phẩm tài nguyên; Lập và quản lý dự án khai thác, bảo tồn tài nguyên; Quy hoạch sử dụng và bảo tồn tài nguyên… Các hướng chuyên sâu chính là Kinh tế tài nguyên đất, Kinh tế tài nguyên nước, Kinh tế tài nguyên biển, Kinh tế tài nguyên khoáng sản.

PGS.TS Vũ Thị Minh, Trưởng tiểu ban ngành Kinh tế Tài nguyên cho biết: “Sinh viên được trang bị kiến thức rộng về kinh tế; chuyên sâu về Kinh tế tài nguyên, Quản lý và bảo tồn tài nguyên, Thị trường tài nguyên và Định giá tài nguyên trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Sinh viên có kỹ năng thực hành về Phân tích lợi ích - chi phí sử dụng tài nguyên; Phân tích chính sách tài nguyên, Lập quy hoạch và kế hoạch quản lý sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên quốc gia; Tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng và chất lượng tài nguyên; Định giá và đánh giá giá trị tài nguyên, Quản lý khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên; Giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và các chương trình, dự án về tài nguyên; có kỹ năng tổ chức công việc theo nhóm và kỹ năng trình bày một cách khoa học các chủ đề về kinh tế - xã hội.

Sinh viên có trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh đạt theo chuẩn TOEIC (hoặc tương đương) hoặc tiếng Pháp theo chuẩn DELF hoặc tiếng Trung theo chuẩn HSK; có kiến thức tin học căn bản, ứng dụng thành thạo các phần mềm của Microsoft Office và các phần mềm chuyên dụng.

Nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở các cơ quan quản lý và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Phòng, Ban Tài nguyên và Môi trường; Các Bộ, ngành khai thác và sử dụng tài nguyên như Bộ NN & PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính…; Các Trường đại học và các Viện nghiên cứu liên quan; Các doanh nghiệp, các tổ chức khác trong cả nước đang quản lý và sử dụng tài nguyên các loại.

Thông tin chi tiết về ngành Kinh tế Tài nguyên có thể liên hệ tại địa chỉ:

PGS.TS Vũ Thị Minh, Trưởng Tiểu ban ngành Kinh tế Tài nguyên
Địa chỉ: Phòng 411-412 Nhà 7, Đại học Kinh tế Quốc dân

Số ĐT: 0912.170.984; Email: [email protected]; [email protected]

PGS.TS Vũ Đình Thắng, Trưởng khoa Bất động sản và Kinh tế Tài nguyên
Địa chỉ: Phòng 411-412 Nhà 7, Đại học Kinh tế Quốc dân

Số ĐT: 0988.623.717; Email: [email protected]

Hoặc trợ lý khoa: CN Nguyễn Lan Hương, số ĐT: 0912 320 708

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường bổ sung lực lượng công chức, viên chức đang công tác đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2011-2015 lên đến 4,5 vạn người. Giai đoạn 2016-2020, với sự phát triển khoa học công nghệ ngành Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu nhân lực này sẽ giảm xuống khoảng 20 -25% so với giai đoạn trước, trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới. Tập trung nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng tỷ lệ có trình độ đại học trở lên từ mức 70% đến 90%.

 

Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới

 

Những chủ đề đang được quan tâm:

DIEM THI DIEM THI DAI HOC 2012 DIEM THI DAI HOC XEM DIEM THI

DIEM CHUAN DIEM CHUAN DAI HOC DIEM CHUAN DAI HOC 2012

TUYEN SINH TUYỂN SINH CHI TIEU TUYEN SINH 2012

Kênh Tuyển Sinh

(Theo: hanoimoi)