Sự kiện: ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - DAI HOC QUOC TE

Cuộc khảo sát học phí hàng năm của HESA trên 37 quốc gia cho thấy chi phí  trung bình sinh viên phải trả năm nay có thay đổi ít nhiều, trung bình tăng 2.6% và giảm 1,8% so với chỉ số lạm phát.

Nhìn chung, phí tăng vượt quá lạm phát chỉ nằm trong tám quốc gia. Trong số này,  chủ yếu là tăng ít hơn 2%, ngoại trừ Hoa Kỳ 5,2%, Nam Phi 6,2%, và Tây Ban Nha là 2,7%.

 

Học phí đại học tăng trên toàn cầu

Học phí đại học tăng trên toàn cầu


Báo cáo này không tính đến mức phí tăng 125% của Anh năm nay. Nhưng HESA dự đoán mặc dù phí đại học ở Anh tăng cao nhưng ở Hàn Quốc lại giảm 40-50% nên vẫn giữ được mức trung bình trên tổng thể ổn định.

Học phí ở Hàn Quốc năm nay giảm mạnh sau khi chính phủ quyết định tăng ngân sách giáo dục. Vì mức phí đại học ở đây đã tăng gấp đôi, lên mức quá cao trong thập kỷ qua nên học sinh, sinh viên đã phản đối mạnh mẽ buộc chính phủ phải điều chỉnh.

Australia cho thấy tăng 2,5%, tương ứng với mức trung bình toàn cầu nhưng trong trong thực tế thì giảm gần 1%.

Tuy nhiên, trong những năm tới đây HESA cảnh báo sẽ dễ dẫn đến đỉnh điểm của  khủng hoảng khi lạm phát kéo lê sự tăng phí liên tục. Cộng với sự cắt giảm ngân sách của các chính phủ, nhất là trong cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu hiện nay thì sự lo ngại về giá cả và chất lượng ngày càng tăng lên.

HESA cho rằng không còn bao lâu nữa các trường đại học có thể nhận thấy thu nhập của sinh viên mình đang bị xói mòn bởi lạm phát, chưa nói đến là các trợ cấp của chính phủ sẽ còn cắt giảm trước sự suy thoái của kinh tế sẽ còn làm tăng áp lực đối với học sinh, sinh viên. Các nước mà giáo dục đại học bị cắt giảm nhiều nhất là Brazil, Ý, Pakistan, và Ukraine. Còn Nhật Bản, Hà Lan, Philippines, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Anh và Mỹ cũng phải chịu sự cắt giảm trong năm vừa qua. Trong khi đó, Chile, Trung Quốc và Singapore thì ngân sách tăng vượt mức lạm phát.

 

Học phí đại học tăng trên toàn cầu

Học phí đại học tăng trên toàn cầu


HESA cho biết vấn đề chung nhất trên toàn cầu hiện nay là áp lực về tài trợ công và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào đầu tư tư nhân.

Trong bối cảnh trên hầu hết các khu vực trên thế giới, số lượng học sinh nhập học ngày càng tăng, chi phí cũng leo thang, sự cạnh tranh ngày càng cao, các trường đại học đang buộc phải tăng thu nhập bằng cách tăng các nguồn khác như học phí, các khoản đóng góp, tư vấn giáo viên và cho thuê cơ sở.

Báo cáo còn cho thấy những hỗ trợ của chính phủ các nước thành viên thuộc tổ chức Hợp tác và phát Triển kinh tế - OECD cũng không theo kịp lạm phát trong năm vừa qua và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu càng làm cho mọi thứ ảm đạm hơn.

Như vậy, trong thời gian tới các hệ thống giáo dục đại học chắc chắn sẽ phải đứng trước áp lực lớn khi tính toán lấy doanh thu từ sinh viên.

Ngay cả những nước châu Á mà ngân sách chính phủ có thể vượt trên lạm phát như Ấn Độ, Trung Quốc và Singapore nhưng cũng phải đối mặt với gánh nặng nhu cầu trong khu vực tăng cao nên cũng phải chịu áp lực về chi phí.

>> Trường quốc tế, Trường đại học quốc tế

** Bạn có thể để lại ý kiến về bài viết hoặc đăng ký nhận thông tin du hoc qua email tại ô bên dưới

Những chủ đề đang được xem nhiều:

DU HOC, HOI THAO DU HOC, CONG TY TU VAN DU HOC, HOC BONG,

DIEM THI DAI HOC - DIEM CHUAN DAI HOC - DIEM THI

DU HOC TRUNG HOC MY - TU VAN DU HOC

TUYEN SINH - TUYỂN SINH - DIEM CHUAN

THU TUC DU HOC - THỦ TỤC DU HỌC

Kênh Tuyển Sinh

(Theo The Australian)