Cứ đến mỗi mùa nhập học (mùa xuân và mùa thu), hàng ngàn sinh viên sẽ bắt đầu một chặn đường khó khăn và nghiêm ngặt để có thể lấy được tấm bằng MBA tại các trường kinh doanh.

Dù tất cả các trường kinh doanh đều có chương trình giảng dạy độc đáo của riêng mình, nhưng tất cả sinh viên này đều cùng chia sẻ những trải nghiệm giống nhau.

7 điều du học sinh Mỹ nên tìm hiểu trước khi đăng ký học MBA

Chúng tôi hỏi Alex Dea, người tốt nghiệp từ trường kinh doanh Chapel Hill Kenan-Flagler thuộc đại học Bắc Carolina trong năm 2015, về những lời khuyên mà anh mong muốn được nghe trước khi bắt đầu học. Dea hiện quản lý web MBASchooled, một kênh kết nối sinh viên đang theo học tại trường kinh doanh, những người ứng tuyển, và các cựu sinh viên.

Chúng tôi đã thu thập những sự hiểu biết có ích cho sinh viên mới từ Dea, từ những người vừa tốt nghiệp và từ sinh viên tại các trường kinh doanh hàng đầu mà anh đã phỏng vấn cho trang web của mình. Dưới đây là những gì chúng tôi tìm hiểu và rút ra được:

1.Nghiên cứu Chương trình giảng dạy và giáo sư của trường sẽ là một lợi thế cho bạn.

Nick Johnson sinh viên của trường kinh doanh Stern của Đại học New York khóa tốt nghiệp năm 2015 nói rằng việc chọn lớp học sẽ không còn dễ dàng như lúc học đại học nữa.

Mỗi trường đều có những yêu cầu kiến thức đại cương khác nhau, dù cho đó là một khóa học của trường kinh doanh Booth thuộc Đại học Chigaco hoặc là ba học kỳ đại cương của trường kinh doanh Harvard. Cũng có một số môn học nâng cao với một số yêu cầu đầu vào mà bạn có thể theo học trong năm đầu.

"Bạn không nhất thiết phải vẽ ra viễn cảnh của cả 2 năm học sắp tới ngay trong ngày đầu nhập học, nhưng bạn cần xem xét về các lớp học và giáo sư có tiếng của trường và chắc chắn rằng trong những ngày đầu, bạn không bỏ sót bất cứ điều gì khiến mình mất cơ hội tham gia lớp học của họ." Johnson nói.

Du học sinh nên tìm hiểu gì trước khi đăng ký học MBA tại Mỹ?

Du học sinh nên tìm hiểu gì trước khi đăng ký học MBA tại Mỹ?

2. Tuyển dụng việc làm bắt đầu ngay sau khi bạn bước vào khuôn viên trường và sẽ làm bạn tốn một khoảng thời gian đáng kể.

Ngoài việc phải quen với cường độ làm việc rất cao, bạn có thể sẽ mất hàng giờ với nhà tuyển dụng với hy vọng giành được một công việc vững chắc sau khi tốt nghiệp. Hãy chuẩn bị kĩ cho bản thân trước khi nhập học để không thấy mọi chuyện quá dồn dập, Sarah Rumbaugh – sinh viên trường kinh doanh Darden của Đại học Virginia khóa tốt nghiệp năm 2015 chia sẻ.

“Hãy suy nghĩ về những ngành và công ty nào mà bạn muốn được tuyển vào”, Rumbaugh nói. “Nên biết rằng việc tuyển dụng trong bất kỳ ngành nào cũng luôn vất vả và có thể làm bạn phải dàn trải công sức ra nhiều mặt trận mà không tạo ra được những mối quan hệ tốt nhất để phát triển sự nghiệp”.

Suy ngẫm về những con đường sự nghiệp bạn có thể đi, và không ngại dấn thân thực hiện cái mới. Luôn cập nhật danh sách các công việc bạn quan tâm và đồng thời hãy suy nghĩ về những câu hỏi bạn đang đối mặt, những thứ bạn muốn tìm hiểu, hoặc các thông tin bạn cần để hiểu rõ hơn về cơ hội đặc thù đó.

Và cuối cùng, đừng cảm thấy bị áp lực khi nắm bắt một cơ hội vì sợ mất đi cơ hội khác thích hợp hơn trong tương lai.

3. Đời sống cá nhân và đời sống học tập của bạn sẽ được kết nối với nhau nhiều hơn bạn nghĩ.

Lớp học của bạn sẽ được chia thành các nhóm khoảng 35-70 người và bạn sẽ theo học những lớp đại cương cùng họ. Đồng thời, bạn cũng được phân bổ vào một nhóm nghiên cứu gồm sáu người. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian với những người này và càng thoải mái với họ thì càng có lợi cho bạn, Matt Cairns – sinh viên trường kinh doanh Fuqua, Đại học Duke khóa tốt nghiệp năm 2016 nói.

“Bạn sẽ phải trải qua nhiều giờ trong căn phòng họp nhóm nhỏ xíu (thường không có cửa sổ) cùng với những người này”, Cairns nói. \'Hãy chắc chắn bạn dành thời gian để tìm hiểu những người này bên ngoài khuôn viên trường học như cùng đi ăn tối, nhâm nhi vài ly hoặc uống cà phê. Hãy tìm hiểu về cuộc sống của họ và gặp những người quan trọng với họ. Bạn không nhất thiết phải trở thành bạn tốt của tất cả nhưng điều quan trọng là phải biết về họ nhiều hơn những gì họ biết về ‘kế toán’”.

Izzy Park, sinh viên trường Wharton, Đại học Pennsylvania khóa tốt nghiệp năm 2015, khuyên bạn nên tận dụng các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ thể thao hay hội sinh viên vì quen thân với bạn học trên mức cá nhân không chỉ mang lại niềm vui mà còn có ích cho sự nghiệp sau này của bạn.

“Tôi không có ý nói bạn lợi dụng. Các bạn học của bạn phải có suy nghĩ sâu sắc khi tiếp cận vấn đề theo hướng mới và hãy xem những hành động của họ như một cách thức khác để cách tạo nên dấu ấn của chính bạn”, cô cho biết.

4. Cơ hội du lịch có thể củng cố vốn học thức của bạn nếu bạn đam mê kinh doanh tại một quốc gia nào đó.

Kerry Rigley, sinh viên học MBA tại UNC Kenan-Flagler khóa tốt nghiệp năm 2015 đã đi qua 10 quốc gia trong thời gian hai năm học tại trường kinh doanh của mình. Cô có thể là trường hợp ngoại lệ, nhưng cô cho biết tất cả các sinh viên tham gia khóa học MBA toàn thời gian nên tìm hiểu các chương trình quốc tế của nhà trường. Các chương trình này có thể kéo dài vài ngày hoặc tương đương với một học kì chính.

Nếu bạn học đại học ở nước ngoài, bạn có cơ hội dành nhiều thời gian tham quan hơn học tập nhưng học MBA thì không như thế.

Rigley tham gia một khóa học thực hành kinh doanh kéo dài một tuần tại Copenhagen. Cô cho đây là một trong những trải nghiệm quý giá nhất khi theo học MBA vì cô quan tâm sâu sắc đến việc phát triển kinh doanh tại Đan Mạch. “Tôi thực sự thích lớp học về sự phát triển bền vững tại Copenhagen, nhưng tôi sẽ cảm thấy hối tiếc nếu bỏ qua cơ hội đẻ khám phá thành phố vì phải vùi đầu vào học”, cô nói.

5. Không có đủ thời gian trong ngày để làm tất cả mọi thứ bạn muốn làm.

Sắp xếp một thời khóa biểu hàng ngày với mức năng lượng cao nhất và tập trung làm tất cả mọi việc bạn muốn thật sự là bất khả thi, Dea nói. Anh nhận ra anh phải chia thời gian của mình cho rất nhiều việc như: học, tìm suất thực tập, xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp và các hoạt động giải trí. Mỗi ngày anh phải đặt ra các công việc cần được ưu tiên.

“Sẽ có lúc bạn phải đối mặt với nhiều tình huống trong cùng một ngày, bạn vừa muốn tham gia buổi giới thiệu của một công ty lớn vừa phải làm bài tập để nộp vào ngày tiếp theo”, Dea nói. “Bạn phải lựa chọn bỏ lỡ cơ hội tạo mối quan hệ với các nhà tuyển dụng để đạt điểm xuất sắc trong bài tập của mình, hoặc đi đến buổi giới thiệu và dành thời gian vừa đủ cho bài tập với điểm số ở mức chấp nhận được”.

Winnie Tran, sinh viên của UNC Kenan-Flagler khóa tốt nghiệp năm 2015, nói rằng cô đã học được bài học tương tự trong năm đầu tiên của mình. "Tại một số thời điểm trong quý thứ hai hoặc thứ ba của năm học, tôi nhận ra tôi đã làm rất nhiều điều, nhưng lại không thực sự tập trung vào việc phát triển bản thân mình."

Dea nói vẫn ổn nếu bạn đến trường kinh doanh mà không có mục tiêu cụ thể, nhưng một khi bạn xác định các ưu tiên của bạn thì điều chỉnh thời gian biểu theo cách mà bạn có thể theo đuổi chúng trong khả năng cho phép là hết sức cần thiết.

Đăng ký ngay Khóa học Lập kế hoạch du học - Academy.vn

6. Tâm lý bầy đàn có vẻ hấp dẫn nhưng nguy hiểm

Dea cho biết vì anh đã có rất nhiều quyết định phải thực hiện chỉ trong một ngày, anh phải vật lộn với một “nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội”. Ví dụ, đôi khi anh cảm thấy như tất cả bạn bè của mình đã đi đến một sự kiện nào đó còn anh thì cứ đoán già đoán non những ưu tiên của mình.

Bạn có thể lấy lại tinh thần sau khi phạm sai lầm bằng cách bỏ công việc sang một bên và theo chân bạn bè đến một buổi tiệc theo phong cách thập niên 80 nhưng thật sự rất khó để từ bỏ các thú vui và theo chân bạn bè lập nghiệp.

Bạn rất dễ rơi vào cái bẫy của việc bỏ qua niềm đam mê chân chính để theo đuổi một con đường sự nghiệp thông thường, hay bám vào một công ty có thương hiệu hoặc lương cao hơn là xem kỹ mô tả công việc. "Không phải ai cũng là chủ ngân hàng đầu tư, nhà tư vấn, nhân viên tiếp thị, hoặc doanh nhân. Bạn cần làm những gì bạn muốn làm chứ không phải làm những gì bạn nghĩ rằng bạn đang phải làm”, Dea nói.

7. Bạn xứng đáng có mặt ở đó. Hãy tự tin.

Khởi đầu ở một trường kinh doanh hàng đầu là thách thức. Vài tháng đầu tiên khi tham gia các lớp học đại cương là quãng thời gian khó khăn và mệt mỏi, đồng thời các bạn cùng lớp đều là những người có tài năng và định hướng. Tất cả những điều đó có thể khiến bạn sợ hãi và chán nản, Dea nói, "nhưng rõ ràng bạn sẽ không được học ở đó nếu họ không thấy bạn có khả năng."

Sẽ có các môn học và hoạt động rất dễ nhưng cũng có các môn và hoạt động cực kì xương xẩu. “Tìm cơ hội thể hiện điểm mạnh của mình và yêu cầu giúp đỡ trong những lĩnh vực còn yếu kém”, Dea nói. Hãy tham gia vào lớp học, và đừng ngại đặt câu hỏi.

Rất khó để theo học trường kinh doanh và tính cạnh tranh giữa các học viên rất cao, nhưng bạn có thể vượt qua tất cả. Hơn nữa, bằng kinh nghiệm của bản thân tại UNC Kenan-Flagler, ngôi trường luôn thúc đẩy tinh thần đồng đội và hợp tác của sinh viên, Dea cho biết thêm: ‘Ai cũng muốn thành công nhưng hầu hết sẽ không hạ bệ người khác để leo lên cao vì tốt hơn là nên giúp đỡ nhau để cùng phát triển.

Du học Mỹ: 5 điều có thể bạn không biết khi đăng ký vào trường kinh doanh ở Mỹ

Rachel Truair là một marketer, nhà văn người Mỹ. Cô đã được nhận và sẽ bắt đầu khóa học thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại Đại học Texas Executive từ đầu năm 2016.

Trên trang The-M-Dash – tạp chí điện tử dành cho nữ giới, Rachel có bài viết chia sẻ về kinh nghiệm nộp đơn (apply) để được nhận vào một trường kinh doanh ở Mỹ. Đây là những thông tin bổ ích cho những người đang có kế hoạch nối dài con đường học tập của mình cho mục đích kinh doanh.

Theo Rachel Truair, có 5 điều bạn không thể tìm thấy trong bất cứ văn bản hướng dẫn chính thức nào khi bạn đăng ký vào một trường kinh doanh ở Mỹ.

1. Bài phỏng vấn của trường kinh doanh thường về việc sẽ học như thế nào hơn là về những thứ bạn biết.

Nếu đã tới được vòng phỏng vấn trong quá trình đăng ký nhập học, khả năng cao là ngôi trường bạn theo đuổi sẽ rất hứng thú với lý lịch cũng như kinh nghiệm của bạn. Họ muốn biết bạn sẽ ứng dụng những điều đã học vào việc giải quyết các vấn đề trong trường như thế nào.

Vì thế hãy cứ là bản thân mình và coi buổi phỏng vấn là cơ hội để bạn phô trương cách mà bộ não của bạn hoạt động. Hãy nhớ rằng: Nếu việc là chính bạn gây khó chịu cho nhóm phỏng vấn thì ngôi trường đó có lẽ cũng không phù hợp đối với bạn.

2. Những ứng viên khác cũng sẽ lo sợ không biết phải ăn mặc thế nào cho phù hợp.

Trước khi vào học tại trường kinh doanh, tôi thường thức dậy lúc nửa đêm suy nghĩ về điều bí ẩn chưa có lời giải đáp: Đồ công sở thoải mái và tự tin hay trịnh trọng và lịch sự. Nếu điều này xảy ra, đừng lo, vì bạn không phải là người duy nhất.

Một khi đã vào được trường kinh doanh, sẽ có người để bạn tham khảo khi ở trong tình trạng “Tôi phải mặc cái gì bây giờ?”. Nhưng đối với cuộc phỏng vấn, tốt nhất là bạn nên có vẻ ngoài đơn giản và thoải mái.

3. Không ai quan tâm điểm GMAT khi bạn đã được chấp nhận

Tất nhiên, nếu bạn đang đăng ký vào một hãng tư vấn lớn, điểm GMAT có thể sẽ được lấy ra đánh giá. Nhưng các giáo sư và những người khác trong đội ngũ phỏng vấn muốn tìm hiểu về bản thân bạn nhiều hơn là về điểm số. Một khi đã được cho qua, đương nhiên là bạn đã được chấp nhận.

4. EQ quan trọng tương đương IQ

Nếu bạn vẫn nghi ngờ về trí thông minh của mình, hoặc việc cho chạy chương trình phân tích hồi quy làm bạn cảm thấy lo lắng, đừng lo, vì trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence – EQ) của bạn cũng quan trọng tương tự trí tuệ thật sự của bạn vậy.

Cách mà bạn xử lý các tình huống khó khăn, khả năng hợp tác và kết nối với mọi người, và sự tự nhận thức cũng sẽ được đánh giá thường xuyên như những kỹ năng tính toán của bạn. Và một vài tin tốt hơn nữa: Các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ thường có điểm số EQ nhỉnh hơn một chút so với với nam giới, vì thế nhiều khả năng bạn sẽ vượt qua họ trên bảng điểm.

5. Bạn sẽ vẫn có “cuộc sống riêng” trong trường kinh doanh

Khi tôi đang đăng ký vào trường kinh doanh, có rất nhiều cuộc bàn luận về cân bằng công việc và cuộc sống. Tôi đã hoàn toàn chuẩn bị tinh thần là sẽ không được gặp chồng và đầu tư toàn bộ thời gian cho việc học. Sự thật là bạn vẫn sẽ – và bạn nên – dành thời gian cho những việc sẽ mang lại cho bạn niềm vui.

Hãy chọn một vài ưu tiên ngoài việc học hành và dành thời gian cho chúng, tập luyện cho một cuộc thi thể thao, hoặc đi du lịch nước ngoài. Cũng có thể bạn sẽ giao lưu nhiều với những người bạn mới hoặc học được một sở thích mới trong trường.

Lớp học và bài tập về nhà chỉ là những mối ràng buộc tạm thời, nhưng tìm kiếm sự hoàn thiện trong bản thân là một thói quen suốt đời. Đừng đợi đến khi đã tốt nghiệp trường kinh doanh mới bắt đầu điều đó.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, visa du học mỹ việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các trung tâm tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.