Bộ GD-ĐT đã có nhiều cải tiến tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt là khâu đề thi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn về phương thức, yêu cầu đánh giá và tính phân hóa của đề thi.

Bộ GD-ĐT đã có công văn về đề nghị chỉ đạo điều chỉnh học phí đến các cơ sở giáo dục

Bộ GD-ĐT đã có công văn về đề nghị chỉ đạo điều chỉnh học phí đến các cơ sở giáo dục

Vì vấn đề dự kiến tăng học phí trong năm học mới, Bộ GD-ĐT đã có công văn để chỉ đạo về việc xác định mức học phí và lộ trình tăng học phí phù...

Mới đây, bà Nguyễn Thị Hà, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh, cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm qua vẫn tồn tại một số hạn chế như loạn điểm chuẩn, “mưa điểm 10”, dẫn đến tình trạng thí sinh (TS) đạt điểm cao vẫn có thể trượt đại học.

Đề thi tốt nghiệp THPT cần phân hóa để không còn “mưa điểm 10”

1. Đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ

Trên cơ sở công bố phổ điểm các môn thi giai đoạn 2018 - 2021 của Bộ GD-ĐT, chúng tôi thống kê tỷ lệ bài thi đạt điểm 8 trở lên (điểm giỏi) của các môn thi theo từng năm để biết được tỷ lệ này tăng, giảm như thế nào.
Qua số liệu thống kê tỷ lệ điểm giỏi các môn thi trong 4 năm cho thấy, tỷ lệ này ngày càng tăng ở tất cả các môn. Môn giáo dục công dân (GDCD) tăng nhiều nhất (tăng 42,3% so với năm 2018), sau đó là môn toán (tăng 24,67%), môn hóa (22,3%), môn tiếng Anh (21,3%), môn địa (18,84%), môn lý (15,6%), môn ngữ văn (10,63%), môn sử (6,36%) và môn sinh (5,63%). Điều này chứng tỏ đề thi tốt nghiệp THPT ngày càng dễ so với năng lực của học sinh (HS).

2. Năm 2018 khó nhất và năm 2021 dễ nhất

Thống kê điểm trung bình các môn thi của từng năm như sau: năm 2017 (là 5,76 điểm), năm 2018 (5,0), năm 2019 (5,53), năm 2020 (6,34) và năm 2021 (6,43). Số điểm 10 có sự tăng, giảm: năm 2017 (4.235 điểm 10), năm 2018 (447), năm 2019 (1.270), năm 2020 (5.925) và năm 2021 (24.555).
Qua số liệu thống kê trên cho thấy, 2018 là năm có đề thi khó nhất vì có điểm trung bình các môn và số điểm 10 thấp nhất. Ngược lại, 2021 là năm có đề thi dễ nhất, khi điểm trung bình các môn và số điểm 10 cũng cao nhất, phổ điểm các môn đều hình chuông lệch về bên phải, riêng môn sử lệch về bên trái.
Năm 2021, môn GDCD có điểm trung bình cả nước là 8,37 (cao hơn điểm trung bình học bạ) và số điểm 10 là 16.680, điều chưa từng có trong lịch sử thi THPT.
Tỷ lệ điểm giỏi các môn ngữ văn, địa lý, GDCD và tiếng Anh năm 2021 tăng rất cao, do đó điểm chuẩn tuyển sinh ĐH đối với tổ hợp có các môn trên tăng nhiều, có trường và có ngành điểm chuẩn trên 30. Độ phân hóa đề thi các môn khoa học xã hội - nhân văn không cao nên khó cho việc tuyển sinh ĐH.
Ngược lại, tỷ lệ điểm giỏi của các môn toán, lý, hóa năm 2021 giảm so với năm 2020. Theo đánh giá của giáo viên THPT, các môn toán, lý, hóa, sinh có độ phân hóa HS khá tốt, phù hợp hơn cho tuyển sinh ĐH.
Tỷ lệ điểm giỏi của 2 môn lịch sử và sinh học tăng rất ít, chưa năm nào đạt 10%. Đây là vấn đề cần lý giải, phải chăng đề thi yêu cầu quá cao so với năng lực HS?

“Cơn mưa điểm 10” của đề thi tốt nghiệp THPT cần phân hóa để giảm bớt - Ảnh 1

Tỷ lệ phần trăm điểm giỏi các môn thi giai đoạn 2018-2021 và chêch lệch phần trăm giữa năm 2021 với 2018

3. Có phù hợp với đổi mới dạy, học và kiểm tra ?

Những năm gần đây, các trường THPT đã có chuyển biến tích cực về dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học hoạt động. Hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng đa dạng, phong phú, ra đề thi mở, yêu cầu HS sáng tạo, giải quyết vấn đề thực tế, khác với các tình huống mà HS đã gặp, giảm ghi nhớ hay vận dụng kiến thức đơn thuần. Vì vậy, đề thi môn nào phù hợp với đổi mới này, HS sẽ làm bài tốt. Ngược lại, đề thi không phù hợp với đổi mới thì HS sẽ không làm bài tốt, có nguy cơ “níu kéo” sự đổi mới.

> Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nỗ lực kết nối doanh nghiệp, tìm việc cho sinh viên

> Học sinh lựa chọn học trường nghề ngoài công lập thì trả học phí như thế nào?

Theo Thanh Niên