Sau thời kì dịch Covid-19 thì nhiều doanh nghiệp đang yêu cầu lực lượng lao động lớn. Thấu hiểu điều này, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức "Ngày hội việc làm năm 2022" để kết nối sinh viên với doanh nghiệp.

Xu hướng học nghề sau khi tốt nghiệp bậc THCS

Xu hướng học nghề sau khi tốt nghiệp bậc THCS

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thì với mô hình 9+ thì học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn đi học nghề và có cơ hội đi làm sớm.

Tìm nơi thực tập giữa Covid-19, tổ chức ngày hội việc làm quy mô lớn, nhiều trường tăng cường liên kết với doanh nghiệp nhằm đảm bảo cơ hội việc làm cho sinh viên.

Ngày 4/6, khuôn viên Đại học Công nghiệp Hà Nội chật cứng sinh viên tham gia "Ngày hội việc làm năm 2022" để tiếp cận gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo thống kê, hơn 8.500 cơ hội việc làm được các đơn vị mang tới, tăng 50% so với năm 2021 và 250% so với năm 2020, khiến ngày hội việc làm của trường năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Có mặt từ sớm, Hoàng Thắng, sinh viên năm cuối ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô, tìm đến gian hàng của 4-5 doanh nghiệp tuyển dụng vị trí liên quan đến ngành học. "Đây là cơ hội để em sớm có việc làm tốt", Thắng nói.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nỗ lực kết nối doanh nghiệp, tìm việc cho sinh viên - Ảnh 1

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nỗ lực kết nối doanh nghiệp, tìm việc cho sinh viên

Bốn năm học tại Đại học Công nghiệp Hà Nội thì có tới ba năm Thắng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Dù trường xoay xở giúp sinh viên học trực tuyến các phần lý thuyết, chia nhóm đến trường học thực hành và không bị ảnh hưởng với kỳ thực tập năm cuối, Thắng cho rằng mình và các bạn cùng khóa thiệt thòi khi trải qua thời gian dài ở nhà phòng dịch.

Thông thường, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô có thể tìm đến các xưởng, garage ôtô để vừa học vừa làm từ năm nhất, năm hai. Tiếp xúc công việc thực tế sớm giúp các em nắm chắc chuyên môn, có thêm kinh nghiệm, cải thiện kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề. Nhưng do Covid-19, thời gian đi làm ở xưởng giảm đáng kể.

"Kiến thức trên trường là một phần, em vẫn phải học hỏi từ thực tế bởi mỗi doanh nghiệp lại có những yêu cầu khác nhau buộc mình phải thích ứng. Việc chưa được làm thực tế nhiều khiến em có phần lo lắng", Thắng nói.

Với Ngọc Linh, sinh viên ngành Kế toán, việc học online khiến em thiếu hụt nhiều kỹ năng. Kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng.

"Hôm nay đến trường tiếp xúc với các doanh nghiệp, em thấy mình chưa có kinh nghiệm xin việc, lúng túng không biết nên hỏi nhà tuyển dụng những gì để tìm hiểu", Linh nói. Tất cả khiến nữ sinh giảm hẳn sự tự tin về cơ hội của mình khi ứng tuyển.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm hợp tác doanh nghiệp (Đại học Công nghiệp Hà Nội), nhận định những lo lắng của sinh viên hoàn toàn có cơ sở, nhất là sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Nhà trường nắm bắt tình hình chung nên đã thay đổi các mô hình hỗ trợ, giúp các em tiếp cận doanh nghiệp nhằm đảm bảo có việc làm khi ra trường.

Năm 2021, không thể tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp trực tiếp do Covid-19 diễn biến phức tạp, nhà trường tập hợp thông tin tuyển dụng, chuyển theo hình thức trực tuyến tới tất cả sinh viên. Các em sau đó lựa chọn doanh nghiệp phù hợp, đăng ký rồi trường chuyển lại để họ tổ chức phỏng vấn trực tiếp.

Trong bối cảnh việc thực hành, thực tập khó khăn, trường kết nối với nhiều doanh nghiệp hơn nhằm đảm bảo sinh viên vẫn có nơi thực tập dù bị ảnh hưởng bởi dịch. Thống kê năm 2019, trường hợp tác với 2.000 doanh nghiệp thì đến nay, con số này đã lên tới hơn 3.000.

Cũng theo ông Thành, nhận thấy nhu cầu tuyển dụng sau dịch rất lớn, trường phải đảm bảo tiến độ học tập để sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn. "Việc sinh viên tốt nghiệp đúng thời hạn đảm bảo không làm đứt gãy chuỗi cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở", ông Thành nói.

Trước lo lắng của sinh viên hậu Covid-19, ông Thành nhấn mạnh nhà trường vẫn có nhiều phương thức hỗ trợ. Do các vị trí việc làm có xu hướng tăng, sinh viên năm cuối có thể yên tâm trau dồi kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng tham gia thị trường lao động.

Theo báo cáo đánh giá tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hơn 88% sinh viên tìm được việc làm trong khoảng 12 tháng sau khi tốt nghiệp. Con số này hình thành một phần nhờ việc các trường đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp, giúp sinh viên tiếp cận cơ hội việc làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Học viện Ngân hàng hồi cuối tháng 4 cũng tổ chức hội chợ việc làm với sự góp mặt của gần 30 doanh nghiệp, ngân hàng và hơn 4.000 sinh viên sau hai năm dừng do Covid-19. Bà Đỗ Thị Kim Hảo, Phó giám đốc phụ trách Học viện, khẳng định, việc tổ chức các sự kiện kết nối với nhà tuyển dụng là cách các trường giúp sinh viên tìm hiểu các doanh nghiệp về điều kiện làm việc cũng như có cơ hội được tuyển dụng trực tiếp.

Từ phía doanh nghiệp, ông Yang Chan Mo, đại diện Công ty Huyndai Kefico Việt Nam, tỏ ra hào hứng với các hoạt động ngày hội việc làm. Với những sự kiện như của Đại học Công nghiệp Hà Nội, công ty tuyển được hàng chục kỹ sư trong những năm qua và nhiều trong số đó giữ các vị trí quản lý. Nhiều đơn vị khác khẳng định việc kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp không chỉ giúp họ tìm kiếm được nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn giúp nhà trường có những thay đổi trong đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.

Hơn 66% thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 để cải thiện điểm

Nhiều tỉnh, thành phố dự kiến tăng mạnh học phí

Theo VnExpress