5 mẹo hay giúp bạn học tiếng anh cấp tốc chuẩn bị đi du học hiệu quả

1.Xác định rõ trình độ tiếng anh của bản thân và lên kế hoạch học tập cụ thể: Đừng lao vào học ngay trong khi thực chất bạn vẫn đang ngập trong một mớ rắc rối về vấn đề: Học tiếng Anh như thế nào? Từ đâu?Hãy dành một chút thời gian để nhìn lại mình đã, điều này có nghĩa muốn nâng cao trình độ Anh ngữ thì bạn phải hiểu trình độ của mình đang ở mức nào, như muốn xây thêm tầng thì phải xem móng nhà đang chắc đến đâu vậy. Và để hiểu, không còn cách nào tốt hơn là bạn phải tạo môi trường để kiểm tra bản thân. Vài tips cho bạn trong quá trình này là:

Hãy làm các bài test tổng hợp một vài lần sau đó đánh giá kết quả bạn sẽ nhận ra đâu là các kỹ năng yếu kém của mình để bổ sung và hoàn thiện. Một điều hết sức lý thú là trong quá trình rèn luyện kỹ năng này thì vô hình chung bạn cũng được nâng cao các kỹ năng khác. Giả dụ như khi tập nghe, trong quá trình lĩnh hội cách phát âm của người nói thì bạn  sẽ có thêm kinh nghiệm về giao tiếp, vốn từ và cách đọc của bạn cũng sẽ được cải thiện.

Khi đã chứng thực được trình độ của mình, đừng chần chừ gì mà chưa tiến hành bước thứ hai: Xác định mục tiêu. Bạn cần làm gì? Học những gì và bắt đầu từ đâu? Trả lời từng câu hỏi là cách bạn đi “giải mã” những rắc rối còn chưa được giải quyết.

Và sau đó, điều hết sức quan trọng là xác định phương pháp và lên thời gian biểu học Anh ngữ cho mình. Bạn đã tạo được một kế hoạch hoàn chỉnh để “lên dây lên cót” cho công cuộc học tiếng Anh cấp tốc của mình. Nói thì khá dài dòng nhưng bạn nên thực hiện khâu chuẩn bị này một cách nhanh chóng, khoa học mà vẫn đảm bảo được sự chắc chắn.

5 mẹo hay học tiếng anh cấp tốc chuẩn bị đi du học hiệu quả

5 mẹo hay học tiếng anh cấp tốc chuẩn bị đi du học hiệu quả

2. Hãy quan tâm tới sức khỏe của bạn trước khi bước vào quá trình ôn luyện “cấp tốc”: Khâu gấp rút để “lao vào” học tiếng Anh cấp tốc chắc chắn sẽ không quá khó khăn và gặp nhiều trở ngại nếu như bạn đã thực hiện tốt quá trình chuẩn bị. Tuy nhiên, không thể không có những stress khi bạn lo lắng và căng thẳng. Bởi vậy, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó chính là sức khỏe của bạn:

Nên ăn uống đủ bữa, đủ chất, uống nhiều nước để đảm bảo cho quá trình hoạt động của cơ thể.

Tranh thủ tập các động tác thể dục và hít thở thật sâu khi bạn thấy mệt mỏi.

Tránh đi ngủ quá muộn sẽ dẫn tới hại thần kinh và gây trì trệ đầu óc trong ngày hôm sau. Thay vì việc thức khuya thì bạn nên đi ngủ sớm và dậy sớm…

3. Luyện tập các kỹ năng nghe và nói thường xuyên: Kỹ năng nghe, nói : Đây là những kỹ năng có thể luyện một các cấp tốc cho hiệu quả rõ rệt nhất. Tùy nơi bạn chọn học mà chọn lọc việc nghe giọng tại địa phương đó ví dụ giọng Anh - Mỹ thì khách với Anh - Anh, giọng London khác với Liverhool hay Manchester. Việc tập nghe giọng địa phương sẽ giúp bạn bớt "shock" khi nghe giảng.

Mặc dù kỹ năng nghe và nói luôn đi kèm với nhau nhưng không có nghĩa là bạn nên học nói như người địa phương. Lời khuyên của Hotcourses là bạn nên tập nghe giọng địa phương nhưng nên học ngữ âm tiếng Anh chuẩn quốc tế (như trên BBC hay CNN). Chắc chắn là bạn không muốn sau khi học xong trở về nhà không ai có thể hiểu được giọng tiếng Anh địa phương của bạn. Bên cạnh đó đừng cố gắng quá mức để bắt chước “giọng” (accent) địa phương. Accent và pronunciation (phát âm) là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau, bạn không nên nhầm lẫn. Người bản xứ tôn trọng bạn không phải vì bạn có “giọng” giống họ mà là vì bạn nói trôi chảy và phát âm chuẩn. Đừng lo lắng và tự ti khi bạn không nói giọng Anh hay Mỹ, hãy tự hào vì bạn có phong cách nói của riêng mình. -> Đọc thêm: Học tiếng anh qua các mẫu câu nói thông dụng hàng ngày

Ngoài ra khi luyện nói bạn hãy cố gắng tạo sự tự tin và thêm kinh nghiệm cho mình bằng các mẹo nhỏ:

Tập phát âm qua cách nghe băng, nghe nhạc rồi hát và nói theo, chú ý học cách nối đuôi, lên giọng và xuống giọng theo cảm xúc khi nói.

Trò chuyện với bạn bè hay thầy cô,…bằng tiếng Anh và tốt hơn hết là tìm cách giao tiếp với người nước ngoài. Quá trình này bạn nên lưu ý khi phát âm cần chú ý tới các yếu tố trọng âm và âm tiết cuối, nhược điểm của người Việt Nam khi phát âm là hay bỏ quên các âm cuối như: /s/, /d/,. k/, /g/, /s/, /l/, /z/, /v/, /s/, /f/.

Một cách khác là đứng trước gương và thử nói chuyện với chính mình, về muôn vàn các đề tài như thời tiết, trang phục, sức khỏe… để tạo lập phong cách tự nhiên khi giao tiếp Anh ngữ

4. Luyện ngữ âm thường xuyên: Kỹ năng đọc, viết: đây là 2 kỹ năng khó luyện cấp tốc nhất, tuy nhiên Hotcourses cũng có một số mẹo nhỏ giúp bạn nâng cao 2 kỹ năng này

Đọc báo và tin tức (tại quốc gia/địa phương/trên thế giới) thay vì đọc tài liệu và truyện bằng tiếng Anh. Việc đọc này có 2 tác dụng: giúp bạn nâng cao vốn từ và hiểu biết của nhiều lĩnh vực và giúp bạn giao lưu tốt hơn. Rất nhiều bạn sinh viên có hiểu biết rộng về các chủ đề bạn bè quốc tế/người bản xứ đang trao đổi nhưng không tìm được cách diễn đạt hoặc không đủ từ vựng để tham gia và bỏ lỡ mất cơ hội giao lưu. Bạn đừng để mình rơi vào tính huống này bằng cách đọc và xem thời sự một cách đều đặn.

Viết, tóm tắt lại và nêu quan điểm/ nhận xét của bạn về những thông tin bạn vừa đọc. Điều này có 3 tác dụng: giúp bạn ôn lại từ mới vừa đọc, giúp bạn tuy duy bằng tiếng Anh và đặc biệt là giúp bạn nâng cao khả năng viết phản biện (critical writing) rất quan trọng để viết luận sau này.

5. Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh: Trước một sự việc hay dự kiến, ý định…bất kỳ, bạn hãy thử hình thành ngôn ngữ diễn tả bằng Anh ngữ trong đầu. Điều này rất thú vị bởi nó sẽ giúp toàn bộ vốn từ của bạn trở thành “từ điển sống”, khả năng vận động từ ngữ trong giao tiếp của bạn sẽ năng động và linh hoạt hơn.

Các tuyệt chiêu học tiếng anh độc đáo và hiệu quả

Kinh nghiệm rút ra được chia sẻ của bạn Trần Lê Nghi Trân - chủ nhân bài viết “Từ mù tiếng Anh đến TOEIC 990, TOEFL 633 và IELTS 8.5” đăng trên Scholarshipplanet.info.

1.Kiên trì là “từ khóa” đầu tiên đã giúp nhân vật mở cánh cửa tiếng Anh, giúp nhân vật đuổi kịp các bạn cùng lớp vốn đi trước 4 năm kinh nghiệm học ngôn ngữ này. Vì thời điểm đó không có nhiều tài liệu tham khảo nên nhân vật đã đầu tư rất nhiều vào các bài học, chăm chú nghe giảng và làm bài tập đầy đủ. Biết mình yếu văn phạm, tác giả đăng ký lớp văn phạm cơ bản kéo dài 3 tháng, tiếp đó là lớp luyện bằng A kéo dài 8 tháng, kiên trì đi học mỗi tuần 3 buổi.

Thời ôn thi Đại học, nhân vật đã phân bổ thời gian học tiếng Anh mỗi ngày vào ban đêm. Tài liệu đã được sử dụng là quyển 150 Bộ đề luyện thi đại học tiếng Anh. Làm hết 150 đề, nhân vật quay lại làm từ đầu, dũng cảm đối mặt với kết quả từ 2-3 điểm, sau nâng tầm lên 8-9 điểm! Điều hay ho nhất của câu chuyện này là nhân vật đã tập làm đề luyện thi Đại học từ lớp 11, chứ không chờ những tháng cuối cùng trước khi kì thi diễn ra rồi mới “động tay”.

Để giải quyết thử thách giao tiếp, nhân vật áp dụng triệt để kiến thức học được từ môn Luyện âm. Mỗi khi tra từ điển, nhân vật luôn chú ý phát âm cho đúng. Một phương pháp khác mà được chia sẻ từ chính thói quen của mẹ nhân vật, đó là mở băng cát-xét tiếng Anh, nghe và lặp lại từng câu trong đó.

Để thuộc nhiều từ vựng, nên chọn học ngôn ngữ bằng phương pháp so sánh với nhiều ngoại ngữ khác. Ví dụ đem so từ vựng đó trong tiếng Anh và tiếng Pháp, tìm ra sự khác biệt về  phát âm, ngữ nghĩa, cách sử dụng… cho dễ nhớ.

2. Học từ theo cách của bác Hồ! Đó là một ngày viết 5 từ vựng vào mảnh giấy nhỏ, gồm phiên âm, từ loại, nghĩa, ví dụ, để nhuần nhuyễn về ý nghĩa và cách dùng của từ đó. Mỗi ngày một tờ, cuối tuần thì ôn lại từ đã học cả tuần, lâu lâu ôn lại hết tất cả và học lại những từ đã quên. “Biến tấu” hơn một chút, nhân vật đã rủ rê nhóm bạn thân viết từ rồi xoay vòng đổi giấy cho nhau, viết một tờ nhưng có từ để học cả tuần, rồi bạn bè dò bài nhau, càng vui!

3. “Tắm ngôn ngữ” luyện nghe. Bắt sóng được BBC và VOA, nhân vật cứ mở đài cho nó “nói” cả ngày, để triền miên đắm mình trong ngôn ngữ đó cả khi nấu ăn, dọn dẹp… Nhân vật cũng đã học “nhuyễn: quyển Listen Carefully (Jack C. Richards), nghe tới nghe lui và làm bài tập trong sách.

4. Học từ vựng theo ngữ cảnh. Không nhất thiết chỉ học trong sách vở, nhân vật đã đọc bất cứ thứ gì “tóm” được trước mắt và được ghi bằng ngôn ngữ Anh, từ chai dầu gội, vỏ hộp thuốc, tờ giấy gói xôi đến mẩu quảng cáo trên truyền hình. Khi không hiểu nghĩa, nhân vật đoán chừng rồi khi nào “bí” quá mới đi tra từ điển.

Khi tra từ điển, nên tra từ điển Anh-Anh (Oxford Advanced Learners’ Dictionary) để cho bản thân thêm một cơ hội đoán nghĩa. Bạn không nhất thiết phải hiểu hết mà chỉ cần mang máng ý chính là được rồi!

5. Trau dồi kiến thức để… chém gió! Tác giả bài viết khuyên bạn nên tiếp xúc với tin tức thời sự, kiến thức khoa học phổ thông để có cái mà “chém gió” trong các bài thi nói/viết! Các sách/tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, văn học nước ngoài cũng rất được khuyến khích vì chúng sẽ giúp bạn làm quen với văn phong, cách tư duy, văn hóa của người bản địa, nắm được các sự tích, điển cố, có thêm kiến thức về lịch sử, địa lý, truyền thống… của dân bản xứ. Kinh nghiệm là hãy đọc những thứ bạn thật sự thích và quan trọng là phù hợp với trình độ của bạn để có quyết tâm trong việc đọc/nghe tiếng Anh. Nhân vật đã đọc say sưa trọn bộ 7 quyển Harry Potter nguyên bản tiếng Anh nhiều lần, và rất thích thú, tuy nhiên lại “chạy mất dép” khi đọc Biểu tượng thất truyền của Dan Brow. -> Xem thêm: 7 điều cần loại bỏ khỏi suy nghĩ khi luyện nói tiếng anh

6. “Đọc cấu trúc” cũng là một phương pháp rất hay. Kinh nghiệm của tác giả là khi đối mặt với các bài đọc dài loằng ngoằng của TOEFL hay IELTS, tác giả chỉ lướt lướt qua từng câu, tìm chủ ngữ, động từ, tân ngữ, liên từ… để hiểu ý chính của câu mà chẳng cần biết nghĩa của từng từ. Kiểu đọc này khác với kiểu đọc từ khóa mà mọi người hay làm!

Về viết, tác giả cũng khuyên bạn nên kết bạn hay theo dõi các thần tượng, hoặc những người nổi tiếng thế giới qua Facebook, Twitter… để chịu khó đọc/ nhận xét vào các bài đăng của họ. Cách này không những giúp bạn viết tốt hơn mà bạn cũng có thể nói/đọc tốt hơn vì những status hay comment đó thường giống văn nói hơn là văn viết.

7. Vào các group/diễn đàn học tiếng Anh, kết bạn với người nước ngoài, hay những người Việt muốn học tiếng Anh để rèn tiếng Anh cũng là một cách rất hay. Vận dụng kinh nghiệm làm hướng dẫn viên, nhân vật thỉnh thoảng cũng tạo ra cho mình những hoàn cảnh sử dụng tiếng Anh thú vị, chẳng hạn như mua hàng trực tuyến từ nước ngoài, theo dõi các links/posts của các báo/tạp chí tiếng Anh, chịu khó đi dự hội nghị hội thảo để trình bày và gặp gỡ trao đổi chuyên ngành bằng tiếng Anh, hay lục lọi các trang học bổng và săn học bổng nước ngoài… Bạn cũng có thể đăng ký các khóa học trực tuyến nếu bạn quá bận rộn với lịch học của mình. Tham khảo khóa học Tiếng anh cơ bản tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn.


8. Cuối cùng, một cách học chẳng giống ai nữa của tác giả đó là… đi dạy tiếng Anh! Trước khi thi TOEIC, TOEFL hay IELTS, nhân vật đều đã dạy luyện thi những bằng cấp đó. Vì đặt bản thân trong “khuôn khổ” của một người thầy, nên nhân vậy đã tự mày mò tìm hiểu, học từ vựng và ôn các điểm ngữ pháp có liên quan, phải tìm các tips/tricks hiệu quả đối với từng dạng đề, phải làm hết các bài tập mà mình sẽ dạy, và dĩ nhiên phải sửa bài cho học viên. Nhân vật chia sẻ: “Như vậy, mình học được đến 3 lần: 1 lần khi chuẩn bị bài giảng, 1 lần khi lên lớp và một lần nữa khi sửa bài cho học viên. Với đứa làm biếng và bận tối mắt như mình, nếu không phải vì áp lực phải chuẩn bị bài lên lớp mỗi ngày thì dĩ nhiên chả bao giờ mình học được gì cả. Vậy nên, nếu có thể, hãy tìm một đứa bạn, em út hay cháu chắt gì đó để dạy tiếng Anh, làm gia sư chẳng hạn, hoặc đôi bạn cùng tiến. Áp lực có lẽ là cách tốt nhất để học tiếng Anh, nhất là khi động lực của bạn chưa đủ mạnh”.