Kỹ năng sống: 5 câu hỏi khi đề ra mục tiêu cho cuộc đời
Bất kể bạn là sinh viên, là một nhân viên văn phòng, hay là nhà doanh nghiệp..., bạn đều có những mục tiêu của riêng muốn đạt tới. Tuy nhiên,có những khi bạn thấy như bị vùi trong những khó khăn trở ngại, hoặc bạn quá bận rộn với nhiều công việc khác đến nỗi gần như bỏ đi nhiều việc để đạt được đến mục tiêu của mình. Bạn không thành công, không thể đạt được đến mục tiêu của mình đơn giản chỉ vì bạn đã mất tập trung vào chúng. Hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi dưới đây và dùng chúng trong những bước tập trung của riêng bạn. Bạn sẽ sớm trở lại đúng con đường để đạt đến mục tiêu và thành công.
1. Liệu mình có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra?
Thực hiện được, nghĩa là thực tế và có thể đạt đến được. Vì đôi khi vô tình bạn đã thiết lập mục tiêu cuộc đời mà bất kỳ ai cũng thực sự phải khó khăn mới đạt được, thậm chí khi họ có những phương tiện và thời gian để thực hiện.
5 câu hỏi về kỹ năng thiết lập mục tiêu cho bạn trẻ | Kỹ năng sống
Điều cần làm là bạn phải chia mục tiêu của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn, thực tế hơn và phải thực hiện được trong những khung thời gian hợp lý. Thường thì bạn sẽ đạt được nhưng mục tiêu lớn hơn khi bạn đã được những mục tiêu nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên chia những mục tiêu của mình càng thực tế và dễ thực hiện càng tốt. Xem thêm các bài viết về kỹ năng giao tiếp.
2. Mình có đủ tự tin?
Thực tế là chỉ những người tin tưởng vào bản thân có thể đạt được thành công. Vì thế bạn nên tin vào mình, vào những gì bản thân có thể làm được để đạt được mục tiêu. Nghi ngờ bản thân là một tai hoạ lớn nhất và là trở ngại lớn nhất mà bạn phải vượt qua để đến được thành công. Có thể bạn đã mất tập trung vào những mục tiêu của mình vì vô tình bạn đã chưa vượt qua sự nghi ngờ bản thân ?
3. Mình đã có kế hoạch cụ thể nào chưa?
Vâng, bạn biết bạn muốn gì, nhưng bạn vẫn không biết phải làm gì để đạt được? Bạn cần có một sự huấn luyện chuyên môn hay nghệ thuật đặc biệt để có thể đạt được mục tiêu? Hay là một trình độ học vấn cao hơn? Bạn đã có một kế hoạch cho những việc phải làm để thực hiện mục tiêu cuả mình chưa? Những thứ rõ ràng hoặc không rõ ràng, bạn có cần chúng cho việc đạt đến mục tiêu không? Hãy học cách Quản trị cuộc đời của mình bằng những hành động sau: Hãy bỏ một ít thời gian ngồi xuống và liệt kê tất cả những thứ bạn cần làm, hãy lập một kế hoạch. Cũng rất tốt nếu bạn chia nhỏ chúng thành những mục tiêu nhỏ và thực tế hơn và hãy thực hiện chúng.
4. Mình có đang trải sức quá nhiều?
Thỉnh thoảng, bạn nên thực hiện một mục tiêu hơn là cùng một lúc đổ sức cho quá nhiều mục tiêu. Thứ nhất, nếu thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ gây nhiều trở ngai cho việc đạt được mục tiêu nhanh hơn. Lý do khác là bạn sẽ không thể tập trung hết sức lực cho một mục tiêu. Bạn sẽ phải mãi chạy theo và cố gắng đạt hết mục tiêu này đến mục tiêu khác, và đôi khi bạn sẽ chẳng đạt được gì. Hãy chia những mục tiêu theo thứ tự ưu tiên và hãy bắt đầu với những cái ưu tiên nhất hoặc thực tế nhất. Bằng cách này, bạn sẽ nhận thấy rằng bản thân mình làm được và đạt được nhiều cái hơn.
5. Mình có là người dễ bỏ cuộc không?
Đồng thời với việc tự hỏi xem liệu bạn có tin tưởng vào khả năng của bản thân hay không thì đây cũng là một câu hỏi quan trọng thứ hai bạn nên tự hỏi. Vâng, bạn đã thực hiện những bước để đạt đến mục tiêu, nhưng sau một vài thất bại, liệu bạn sẽ bỏ cuộc hay sẽ tiếp tục cố gắng? Bền bỉ và kiên nhẫn là chìa khoá đạt đến mục tiêu và thành công cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng có rất hiếm những người đạt được mục đích và thành công ngay từ những lần thử sức đầu tiên. Vì nếu ai cũng làm được vậy thì chẳng cần thiết phải xây dựng sự tự tin, tính bền bỉ và kiên nhẫn của bản thân mỗi người, phải không bạn?
Vì vậy, hãy tự hỏi 5 câu hỏi trên, hãy bắt đầu hành trình để đạt đến những mục tiêu của đời mình ngay từ hôm nay!
Quy tắc thiết lập mục tiêu cuộc đời cần biết - quy tắc SMART
Có thể bạn đã từng nghe nói về “Mục tiêu SMART” rồi nhưng bạn đã áp dụng các quy tắc đó chưa? Có thể nói mục tiêu thiết lập theo quy tắc SMART sẽ tạo ra nhiều động lực cho người thiết lập hơn. Có nhiều cách diễn giải về từ SMART nhưng nhìn chung thì SMART đại diện cho: Cụ thể - Đo lường được - Khả thi - Thích hợp - Có khung thời gian
Cụ thể chính là mục tiêu bạn đặt ra phải có sự rõ ràng, cụ thể đến từng chi tiết, thời gian bạn bắt đầu, cách thức thực hiện và kết thúc khi nào. Có mục tiêu cụ thể bản thân bạn sẽ biết mình cần gì, biết mình cần bắt đầu từ đâu và khi nào kết thúc.
- Đặt mục tiêu đo lường được: Mục tiêu bạn đặt ra phải đo lường được cụ thể khối lượng, thời gian… Nếu không có cách để đo lường thành công, bạn bỏ lỡ dịp được ăn mừng thời điểm thành công tới.
- Đặt mục tiêu khả thi: Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tuy nhiên đừng đề ra những mục tiêu quá đơn giản hoặc dễ dàng thực hiện với bản thân mình quá. Khi đó bạn sẽ chủ quan và đạt được mục tiêu dễ dàng quá sẽ không tạo ra cho bạn cảm giác hài lòng. Tốt nhất nên thiết lập một mục tiêu thực tế nhưng thử thách để cân bằng mọi thứ khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân.
- Đặt mục tiêu tương thích: Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng cuộc sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện mình. Còn nếu đặt mục tiêu quá rộng và không phù hợp, bạn sẽ thấy thời gian sẽ đi một đường, còn cuộc sống sẽ đi một nẻo.
- Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu phải có thời gian để bạn biết mình cần thực hiện cách nào nhanh nhất, thời gian bạn chờ đợi kết quả là khi nào. Nếu không có thời gian cụ thể sẽ khiến bạn nhanh nản lòng.
Các yếu tố quan trọng khi thiết lập mục tiêu cuộc đời
Bạn nên thiết lập mục tiêu dựa trên những danh mục sau để có thể bao quát và cân bằng mọi mặt trong cuộc sống:
– Nghề nghiệp: Bạn muốn phát triển nghề nghiệp tới mức nào?
– Tài chính: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền trước một thời gian nhất định nào đó?
– Học vấn: Bạn có muốn nâng cao kiến thức không? Bạn cần học thêm kỹ năng mềm hoặc kiến thức gì để đạt được mục tiêu đó?
– Gia đình: Bạn có muốn trở thành cha/mẹ không? Làm sao để trở thành ông bố bà mẹ tốt?
– Nghệ thuật: Bạn có mục tiêu nghệ thuật nào không? Mục tiêu đó là gì?
– Thái độ: Suy nghĩ nào khiến bạn đi lùi? Bạn có thất vọng với cách ứng xử giao tiếp của mình hay không? Nếu có, hãy đề ra mục tiêu nâng cao cách cư xử hoặc tìm ra giải pháp cho vấn đề.
– Thể lực: Bạn có mục tiêu nâng cao thể chất nào không? Bạn có muốn về già mình vẫn khỏe mạnh không? Bạn sẽ làm gì để đạt được điều đó?
– Phục vụ cộng đồng: Bạn có mong ước cải thiện cuộc sống của mọi người xung quanh không? Nếu có thì làm thế nào?
Dành một chút thời gian để suy nghĩ về điều đó và chọn một hoặc nhiều mục tiêu phù hợp nhất trong mỗi danh mục kể trên. Sau đó sàng lọc lại để tìm ra những mục tiêu cần cần tập trung thực hiện.
Trong quá trình thiết lập mục tiêu, phải nhớ đó là mục tiêu do bạn muốn thực hiện, chứ không phải mục tiêu do gia đình, bạn bè, cha mẹ hoặc đồng nghiệp muốn bạn thực hiện (nếu có người yêu, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của họ nhưng phần quyết định cuối cùng vẫn là của bạn).
Kết luận:
Định hướng được mục tiêu cuộc đời là một quá trình dài mà đôi khi có thể bạn sẽ phạm sai sót và phải thực hiện lại từ đầu. Vì thế, hãy giảm thiểu rủi ro bằng cách lên kế hoạch thiết lập mục tiêu phù hợp với bản thân nhất. Với những quy tắc và phương pháp thiết lập mục tiêu trên đây, kenhtuyensinh hy vọng bạn đã xác định rõ mục tiêu của mình và phấn đấu để đạt đến thành công sớm nhất. Theo dõi chuyên mục Kỹ năng sống hàng ngày để học thêm nhiều bài học hữu ích về kỹ năng sống bạn nhé!
Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng sống, kỹ năng thiết lập mục tiêu, kỹ năng quản trị cuộc đời, quy tắc SMART, mục tiêu của cuộc đời, cách thiết lập mục tiêu, quản trị cuộc đời.